Categories: Tổng hợp

Tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông, 7 điều mẹ cần lưu ý

Published by

Tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông luôn là nỗi lo của hầu hết mẹ bỉm tập đầu. Cách tắm thế nào, có lưu ý gì không? Tất cả những kiến thức tắm bé mùa đông sẽ được giải đáp trong bài viết này, mẹ tham khảo nhé!

Thời tiết mùa đông ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam khoảng 15 – 20 độ C, có những ngày dưới 10 độ nên mẹ rất sợ bé bị nhiễm lạnh khi tắm. Chưa kể khí hậu hanh khô cũng làm da bé dễ bị khô, yếu và gặp nhiều vấn đề ngoài da hơn.

Vì vậy mẹ đừng bỏ qua 7 lưu ý quan trọng giúp tắm bé an toàn không lo bị cảm và hạn chế tối đa các vấn đề ngoài da khi đông về.

1. Tắm bé vào lúc ấm áp nhất trong ngày

Theo các chuyên gia y tế, tắm bé trong khoảng 9h – 11h và từ 14h – 16h giờ là thời điểm thích hợp để tắm cho trẻ vào mùa đông vì nhiệt độ ấm áp, ổn định nhất trong ngày. Mẹ không tắm cho bé lúc sáng sớm, chiều tối vì nhiệt độ thấp, thay đổi nhanh khiến bé dễ bị cảm lạnh, sốc nhiệt.

Nếu là những lần đầu tắm cho bé sơ sinh, mẹ ưu tiên thời điểm có người hỗ trợ cùng để bớt lóng ngóng và tự tin hơn.

Lưu ý:

  • Không nên tắm cho bé vào lúc bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ, chỉ nên tắm ít nhất sau ăn 30 phút.
  • Không nên tắm vào lúc bé gắt ngủ, quấy khóc khó chịu.
Nên tắm cho trẻ vào lúc 9 -11 giờ hoặc 14- 16 giờ

2. Tần suất tắm bé như thế nào?

Thời tiết mùa đông lạnh nên mẹ băn khoăn không biết tắm như thế nào là đủ? Câu trả lời của mẹ đây: Tần suất tắm cho bé sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, mẹ kéo xuống xem bé nhà mình ở giai đoạn nào rồi áp dụng nhé!

  • Bé dưới 1 tháng: Bé sơ sinh vừa mới chào đời và đang tập quen với môi trường bên ngoài, mẹ chỉ nên tắm khoảng 2 – 3 lần/ tuần để làm sạch da của bé và cho bé quen dần nha.
  • Bé trên 1 tháng: Bé đã bắt đầu quen hơn với thời tiết bên ngoài, tuyến bài tiết hoạt động nhiều hơn nên tần suất tắm khoảng 3 – 4 lần/ tuần.

Lưu ý:

  • Những ngày không tắm, mẹ dùng khăn mềm thấm nước ấm vệ sinh ở những vị trí nhiều chất bẩn như: cổ, nách, bẹn, bộ phận sinh dục, tay chân, miệng của bé.
  • Với bé chưa rụng rốn, mẹ nên vệ sinh rốn hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn.
Nếu bé chưa rụng rốn, mẹ nên vệ sinh hàng ngày cho bé

3. Lựa chọn nước tắm có tinh dầu giữ ấm, phòng cảm

Hệ hô hấp của bé sơ sinh rất “nhạy cảm”, thân nhiệt chưa ổn định nên dễ bị nhiễm lạnh, cảm mạo khi tắm, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông. Để giúp giữ ẩm cho bé khi tắm, mẹ bỉm thường dùng thêm 1 số tinh dầu giữ ẩm, phòng cảm khi tắm bé như: Tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế,… Ngoài tác dụng giữ ấm, phòng cảm, các loại tinh dầu này còn sát khuẩn, ngừa bệnh ngoài da hiệu quả.

Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu tự pha cho bé, mẹ dễ gặp phải 1 số bất lợi như:

  • Khó mua hàng thật, sử dụng hàng giả gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên của bé, đặc biệt là khứu giác. Một số loại tinh dầu hóa học còn gây độc thần kinh.
  • Pha không đúng tỉ lệ: Mẹ sử dụng tinh dầu quá nhiều sẽ gây nóng và bỏng da bé

Để khắc phục nhược điểm của tinh dầu tự pha, hầu hết mẹ thông thái hiện nay ưu tiên lựa chọn các dòng nước tắm thảo dược có sẵn tinh dầu đạt chuẩn công thức với các ưu điểm nổi bật:

  • Tiện lợi: Mẹ không cần tốn thời gian tìm mua, pha chế tinh dầu lỉnh kỉnh.
  • An toàn: Thành phần thảo dược, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàm lượng tinh dầu đạt chuẩn đảm bảo an toàn cho bé.
  • Hiệu quả: Kết hợp nhiều loại tinh dầu, thảo dược giữ ẩm với tỷ lệ chính xác nên tăng cường tác dụng phòng cảm mạo,cảm lạnh hiệu quả hơn.
Ưu tiên lựa chọn nước tắm có chứa tinh dầu phòng cảm lạnh vào mùa đông

Góc nhỏ tham khảo cho mẹ: Nước tắm thảo dược Dr.Papie có chứa tinh dầu tràm, sả chanh đạt chuẩn công thức khoa học phòng cảm cho bé.

4. Ưu tiên nước tắm dưỡng ẩm, chống khô da

Da của bé yêu chỉ mỏng bằng ⅓ người lớn nên khi thời tiết hanh khô da bé rất dễ bị mất nước, khô nứt và các vấn đề khác như nẻ, hăm, viêm da cơ địa,… Vì vậy ưu tiên sử dụng các nước tắm dưỡng ẩm, tạo lớp màng ẩm bảo vệ da bé, ngăn ngừa khô da.

Cách chọn nước tắm có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô:

  • pH khoảng bằng 6: Theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh – bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng: “PH của nước tắm gần bằng pH da bé (khoảng 6) sẽ giúp bảo vệ da bé tốt nhất, pH cao hơn 7 sẽ gây khô da, pH thấp hơn 5 sẽ gây mòn da bé.”
  • Chứa thành phần dưỡng ẩm: vitamin E, dưỡng chất từ thảo dược.
Nên lựa chọn nước tắm dưỡng ẩm chống khô da vào mùa đông

5. Cách tắm cho bé vào mùa đông

Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông luôn là nỗi lo của không ít mẹ bỉm, mẹ sợ em bé của mẹ sẽ lạnh, sợ tắm không đúng cách ảnh hưởng tới con. Đừng lo, đã có quy trình tắm bé sơ sinh chuẩn bệnh viện bên dưới để mẹ tham khảo đây!

  • Bước 1- Chuẩn bị khăn tắm, tã, quần áo, nước tắm, bông gòn, nước tắm, nhiệt kế (đo nhiệt độ nước tắm),…
  • Bước 2- Rửa mặt: Dùng bông gòn lau sạch mũi, mắt, tai bé. Sau đó dùng khăn mềm thấm nước lau mặt con. Chú ý không để nước rơi mắt hoặc mũi bé nhé.
  • Bước 3 – Tắm cho bé: Quấn bé vào khăn và từ từ cho vào chậu nước tắm. Tắm bé lần lượt theo chiều từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong: chân, bẹn, bộ phận sinh dục, mông, bụng, lưng, nách, hai tay, cổ. Lưu ý: Tắm đến đâu cởi khăn đến đó và chỉ nên cho phần chân của bé chìm dưới nước (giúp não bé từ từ làm quen với việc hạ nhiệt độ). Khi tắm đến phần bụng, ngực, đặt một chiếc khăn nhỏ trên người bé. Sau đó từ từ dội nước lên tấm khăn đó và nhẹ nhàng kì cọ cho bé.
  • Bước 4 – Gội đầu: Quấn khăn ủ ấm người bé và gội đầu thật nhanh, sau đó lau khô tóc bé bằng khăn mềm.
  • Bước 5 – Mặc quần áo cho bé: Tháo khăn và mặc quần áo cho bé thật nhanh. Sau đó quấn khăn, ôm bé khoảng 5 – 10 phút trong lòng mẹ để con ấm áp hơn.
Mẹ nên ôm bé vào lòng 5 -10 phút sau khi tắm để ủ ấm cho bé

6. Làm ấm phòng tắm

Nhiệt độ phòng tắm lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là khoảng 23-28 độ C. Nhiệt độ quá thấp sẽ làm nước tắm nhanh nguội và bé dễ bị nhiễm lạnh từ không khí hơn. Mẹ bật lò sửa hoặc điều hòa để trước 15 phút, tiếp tục giữ lò sưởi trong quá trình tắm bé để giữ ấm tốt nhất cho con.

Làm ấm phòng cho bé trước và trong khi tắm

Lưu ý: Mẹ nên đóng kín cửa, tránh gió trời thổi vào làm lạnh bé.

7. Lưu ý khác khi tắm cho bé sơ sinh

Mẹ lưu lại một số mẹo nhỏ này để giúp con cảm thấy thoải mái hơn và không quấy khóc nhé:

  • Nhiệt độ nước tắm 35 – 38 độ C vì đây là ngưỡng gần với nhiệt độ cơ thể bé.
  • Chỉ nên tắm cho bé trong vòng 5- 7 phút vì tắm lâu bé dễ bị nhiễm lạnh do nước nguội và không khí lạnh.
  • Khởi động nhẹ nhàng cùng bé trước khi tắm: Trước khi tắm mẹ nên cùng bé chơi đùa hoặc mát xa giúp bé khởi động, sẵn sàng đi tắm.
  • Cho bé ti sữa sau khi tắm: Sau khi tắm xong, mẹ hãy cho bé ti sữa giúp trấn an tinh thần bé và giúp bé từ từ đi vào giấc ngủ.
Cho bé ti sau khi tắm sẽ giúp con dễ chịu hơn

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm kinh nghiệm để tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông. Nếu còn tư vấn cần giải đáp mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0911225336, đội ngũ chuyên gia Dr.Papie sẽ hỗ trợ mẹ tận tình, miễn phí.

This post was last modified on 14/02/2024 07:10

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago