Tam giác vuông cân là một trong những loại tam giác đặc biệt mà các bạn học sinh sẽ được tìm hiểu trong chương trình toán hình 7. Vậy tam giác vuông cân có tính chất gì? Có các dạng bài tập nào liên quan đến tam giác vuông cân.
Tam giác vuông cân là tam giác vừa cân vừa vuông.
Bạn đang xem: Những tính chất tam giác vuông cân cần biết trong hình học
Tam giác vuông có hai cạnh bên bằng nhau thì là tam giác vuông cân.
Tam giác cân có 1 góc vuông thì tam giác đó là tam giác vuông cân
Ví dụ:
Tam giác MNP có một góc vuông là góc M và có hai cạnh MN = MP nên tam giác MNP là tam giác vuông cân tại M.
Tam giác vuông cân có hai góc ở đáy bằng nhau và bằng 45 độ
Ví dụ:
Tam giác MNP vuông cân tại M thì ta có:
Tam giác vuông cân có đường cao, đường phân giác, đường trung tuyến kẻ từ đỉnh của góc vuông trùng nhau và có độ dài bằng nửa cạnh huyền
Ví dụ: Tam giác MNP vuông cân tại M, đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao kẻ từ M sẽ trùng nhau và bằng nửa cạnh NP
Phương pháp giải: Dựa vào khái niệm, tính chất của tam giác vuông cân và các loại tam giác khác như tam giác đều, tam giác vuông, tam giác cân để chọn đáp án đúng nhất.
Bài tập luyện tập
Câu 1: Tam giác vuông cân là:
A. Tam giác có 1 góc vuông
B. Là tam giác có hai cạnh bằng nhau
C. Là tam giác có hai cạnh bên bằng nhau và một góc vuông
D. Là tam giác có ba cạnh bằng nhau
ĐÁP ÁN
Dựa vào khái niệm của tam giác vuông cân, ta chọn đáp án C
Câu 2: Hai góc ở đáy của tam giác vuông cân bằng
A. 90 độ
B. 45 độ
C. 60 độ
D. 50 độ
ĐÁP ÁN
Dựa vào tính chất 1 của tam giác vuông cân, ta chọn đáp án B
Câu 3: Cho tam MNP có MN = MP, góc M = 90 độ. Chọn đáp án đúng nhất
A. Tam giác MNP là tam giác vuông cân
B. Tam giác MNP là tam giác cân
C. Tam giác MNP là tam giác vuông
D. Tam giác MNP là tam giác đều
ĐÁP ÁN
Tam giác MNP có MN = MP nên tam giác MNP cân tại M
mà góc M = 90 độ nên tam giác MNP là tam giác vuông cân tại M
Vậy đáp án đúng là A
Câu 4: Cho tam giác MNP có góc MNP = 90 độ. Để tam giác MNP vuông cân thì
A. MP = MN
Xem thêm : Chuyển phát nhanh làm việc đến mấy giờ?
B. NP = NM
C. PM = PN
D. PM > PN
ĐÁP ÁN
Tam giác MNP có góc N = 90 độ nên tam giác MNP vuông tại N
Để tam giác MNP vuông cân thì NP = NM
Vậy đáp án đúng là B
Câu 5: Cho tam giác MNP có M = N = 45 độ. Chọn đáp án đúng nhất
A. tam giác MNP là tam giác cân
B. Tam giác MNP là tam giác đều
C. Tam giác MNP là tam giác vuông cân
D. Tam giác MNP là tam giác vuông
ĐÁP ÁN
Dựa vào tính chất 2 của tam giác vuông cân, ta chọn đáp án C
Câu 6: Chọn đáp án SAI:
A. Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông
B. Tam giác đều là tam giác có hai cạnh bên bằng nhau và một góc bằng 90 độ
C. Tam giác vuông cân là tam giác có hai cạnh bên bằng nhau và một góc bằng 90 độ
D. Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau
ĐÁP ÁN
Đáp án B
Phương pháp giải: Dựa vào tính chất tam giác vuông cân, tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông. Áp dụng linh hoạt các tính chất để giải quyết bài toán
Bài tập luyện tập
Bài 1: Cho tam giác MNP vuông cân tại M, kẻ đường cao MD của tam giác.
a) Chứng minh ND = DP = MD
b) Chứng minh tam giác MDP và MDN là tam giác vuông cân
ĐÁP ÁN
a) Vì tam giác MNP là tam giác vuông cân tại M nên theo tính chất 2 ta có:
MD = NP (1)
Tam giác MNP vuông cân tại M nên đường cao MD đồng thời cũng là đường trung tuyến, nên ND = DP = NP (2)
Từ (1) và (2) => ND = DP = MD
b) Theo tính chất 2, tam giác MNP vuông cân tại M nên đường cao MD đồng thời cũng là đường phân giác
=> (3)
Mà tam giác MNP vuông cân tại M nên : (4)
Từ (3), (4) =>
Xét tam giác DMP có:
=> tam giác DMP vuông cân tại D
Xét tam giác DMN có
Xem thêm : 9 món đồ không thể thiếu khi trang trí cây thông Noel
=> tam giác MDN vuông cân tại D
Bài 2: Cho tam giác MNP vuông cân tại M. Gọi A, B, D lần lượt là trung điểm của các cạnh MN, MP, NP.
a) Chứng minh AN = BP = AM = MB
b) Tam giác AMB là tam giác gì? Vì sao?
c) Chứng minh AB // NP
ĐÁP ÁN
a) Ta có:
A là trung điểm của MN nên AN = AM = MN (1)
B là trung điểm của MP nên BP = MB = MP (2)
Mà tam giác MNP vuông cân tại M nên MP = MN (3)
Từ (1), (2), (3) => AN = BP= AM = MB
b) Theo phần a ta có: AM = MB => tam giác AMB cân tại M
Mà => tam giác AMB vuông cân tại M
c) Theo phần b, ta có: tam giác AMB vuông cân tại M
=> (4)
Mà tam giác MNP vuông cân tại M => (5)
Từ (4) và (5) =>
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị => AB // NP
Bài 3: Cho tam giác NMP vuông cân tại M, trên cạnh NP lấy một điểm D bất kì. Từ D kẻ đường thắng vuông góc với MN cắt MN tại E.
a) Chứng minh rằng: DE // MP
b) Tam gác EDM và tam giác NED là tam giác gì? Vì sao?
ĐÁP ÁN
a) Ta có:
(theo đề bài)
(do tam giác MNP vuông cân tại M)
=> DE // MP (cùng vuông góc với MN)
b) Theo phần a, DE // MP
=> (SLT)
Mà (do tam giác MNP vuông cân tại M)
=>
Lại có: hay
Xét tam giác EDN có
Góc
=> tam giác NED là tam giác vuông cân tại E
* Tam giác MED có: ( )
=> MED là tam giác vuông tại E
Đây là toàn bộ phần lý thuyết về các tính chất tam giác vuông cân và một số bài tập liên quan. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu và áp dụng được để làm bài tập.
Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/03/2024 01:32
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may