Dân chủ là gì? Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào? Đó là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp các thắc mắc đó một cách tường tận và chi tiết nhất về dân chủ. Hãy cùng COE tìm hiểu ngay về chủ đề này nhé.
- Gói Tiktok Viettel – Miễn Phí DATA Xem Tiktok Ngày, Tháng
- Mẹ sau sinh đang cho con bú ăn nhãn có mất sữa không?
- Ăn hạt ngũ cốc có giảm cân không? Ăn như thế nào để giảm cân hiệu quả?
- [Giải đáp] Trẻ bị sốt có nên bật quạt không?
- Ý nghĩa số 9 là gì? Giải mã tính cách, sự nghiệp và đường tình duyên người mang số 9
Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào?
Cụm từ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Trong ngôn ngữ Hy Lạp từ dân chủ được diễn đạt bằng chữ “demonkratos” trong đó “demon” là nhân dân còn “kratos” là quyền lực. Theo cách hiểu là quyền lực của nhân dân. Cách hiểu đó đã được gìn giữ cho đến ngày nay. Do đó, dân chủ là từ dùng để chỉ quyên làm chủ của nhân dân, phản ánh lên mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước, ở đó quyền lực thuộc về nhân dân.
Bạn đang xem: Phạm trù dân chủ xuất hiện khi nào?
Dân chủ là gì?
Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra. Dân chủ còn là chế độ chính trị, lấy dân làm cội nguồn của chính trị. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của con người.
Dân chủ còn được áp dụng vào các tổ chức chính trị của nhà nước. Dân chủ còn tồn tại do phương thức sản xuất ra vật chất của xã hội quyết định. Dân chủ còn là thành quả của giá trị nhân văn được sinh ra từ sự hợp tác sản xuất vật chất. Là sự cộng hưởng từ người với người. Từ đó tính dân chủ sẽ cùng tồn tại và phát triển với con người. Nó sẽ vẫn tồn tại ngay khi nhà nước không còn hoạt động.
Bản chất của nền dân chủ
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các yếu tố sau:
Xem thêm : Nghệ An thuộc miền nào: Miền Trung hay miền Bắc?
Mang bản chất của giai cấp công nhân: Thể hiện sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản. Chỉ có thể là Đảng Cộng sản mới có thể lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh mới có thắng lợi.
Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Thực hiện phân phối lợi ích theo kết quả lao động đạt được.
Dùng tư tưởng Mác-Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần cho xã hội: Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhân dân được kế thừa và phát huy các truyền thống hiện đã có. Nhân dân được làm chủ các giá trị văn hoá, tinh thần, trình độ văn hóa nhằm phát triển bản thân.
Nền dân chủ của nhân dân lao động: Nêu lên quyền làm chủ trong quá trình sản xuất, quản lý và phân phối. Coi lợi ích kinh tế người nhân dân lao động làm động lực để phát triển xã hội.
Những hình thức cơ bản của dân chủ:
Phạm trù dân chủ trực tiếp hay dân chủ gián tiếp (đại diện) là hai hình thức biểu hiện của dân chủ. Hai hình thức này đều có chức năng đóng vai trò thực hiện dân chủ. Chúng là hình thức mà không thể thiếu trong công việc quản lý và thực hiện quyền nhân dân. Tùy vào trường hợp mà chọn hình thức khác nhau cho phù hợp với tình huống.
Dân chủ trực tiếp:
Xem thêm : Hiện tượng nhật thực diễn ra khi nào?
Là những hình thức dân chủ mà những quy định và thiết chế để nhân dân thảo luận, .biểu đạt, tham gia trực tiếp vào những công việc của cộng đồng và nhà nước. Hình thức phổ biến trong này là trưng cầu dân ý (phạm vi toàn quốc). Tham gia bầu cử ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hay thực hiện sáng kiến pháp luật. Làm chủ các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng các quy định phù hợp với pháp luật.
Hình thức dân chủ trực tiếp là kiểu dân chủ mà ở đó mọi người mọi công dân trong xã hội đề trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện):
Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế hay quy định. Nhằm để công dân bầu ra người đại diện thay mặt họ quyết định các công việc chung trong cộng đồng và xã hội và Nhà nước. Trong dân chủ gián tiếp nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình. Người đại diện của họ sẽ quản lý nhà nước, xã hội bằng những hoạt động quản lý nghiệp vụ.
Hai mối liên hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều có sự quan hệ mật thiết với nhau. Chúng thay nhau thực hiện quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống hằng ngày.
Kết luận:
Qua bài viết này đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về. Dân chủ là gì? Phạm trù dân chủ là gì? Các loại hình dân chủ. Cho nên khi thực hiện dân chủ cần phải chấp hành đúng pháp luật đặt ra. Không áp đặt dân chủ một cách không có căn cứ. Do đó quyền dân chủ là quyền cơ bản phải có ở một xã hội. Để thể hiện quyền bình đẳng và công bằng cho nhân dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp