Categories: Tổng hợp

SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

Published by
Video tầm gửi cây hồng có tác dụng gì

Cây tầm gửi có công dụng gì với con người? Tầm gửi là loại cây có hơn 1000 loài phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới. Từ xưa đây đã là một vị thuốc quý được dùng điều trị nhiều chứng bệnh trong Đông y.

Cây tầm gửi là gì? Cách nhận biết cây tầm gửi

  • Tên khoa học: Loranthaceae.
  • Tên gọi khác: Cây chùm gửi, chùm gởi, Ký sinh cây gạo, liễu ký sinh, dâu ký sinh, mộc vệ trung quốc,…
  • Ý nghĩa cây tầm gửi: Loại cây này được gọi tên là tầm gửi do sống ký sinh ở trên các loại cây thân gỗ.

Đặc điểm thực vật

Tầm gửi là loại cây sống ký sinh trên cây khác, thường mọc bò và leo bám lên bề mặt thân gỗ. Tầm gửi thân gỗ, chia đốt, giòn và có thể được phủ lông.

Lá xanh có thể tự quang hợp, mọc đối xứng, phiến lá có hình oval hoặc hình mác, mép lá nguyên và gân hình lông chim. Hoa mọc thành từng cụm, hoa đơn tính hoặc lưỡng tính.

Tầm gửi có quả nang, hình trụ cầu và có màu vàng. Hầu hết hạt của loại cây này đều được phủ bởi 1 lớp chất lỏng sền sệt trên bề mặt và cho phép chúng bám được trên cây chủ.

Nhiều người thắc mắc cây tầm gửi rễ gì mà có thể bám được vào các thân cây khác? Thực tế, rễ cây tầm gửi thuộc loại rễ giác mút nên có khả năng bám chặt vào cây chủ ký sinh. Không chỉ bám chặt, rễ còn có thể hút được các nguồn dinh dưỡng từ cây chủ để tự nuôi cây.

Tầm gửi là loại cây sống ký sinh vào các loài cây thân gỗ

Cây tầm gửi mọc ở đâu?

Ở nước ta, loại cây này có mặt ở hầu hết mọi nơi từ vùng núi đến đồng bằng. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ như: Gạo, bưởi, dâu, na, mít, thị xoan, ngái,…

Thu hái và sơ chế

  • Bộ phận sử dụng: Toàn bộ cành, lá và thân đều được sử dụng để làm thuốc.
  • Thời gian thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào mùa hè khi cây phát triển mạnh. Theo kinh nghiệm dân gian lá to, dày, xanh và không mục nát có tác dụng dược lý cao hơn cây có lá nhỏ, mỏng, vàng.
  • Thu hái và sơ chế: Sau khi thu hái dược liệu được làm sạch và đem cắt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần.
  • Bảo quản: Cần bảo quản nơi thoáng mát, tránh mối mọt và nên thường xuyên kiểm tra và phơi nắng lại.

Cây tầm gửi có tác dụng gì

Tính vị, quy kinh: Tầm gửi có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm và tính bình, quy vào kinh Thận và Can (gan).

Theo Đông y:

  • Tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, mạnh gân xương và tiêu viêm, giả, đau.
  • Cây tầm gửi chữa bệnh gì? Dược liệu được dùng để chủ trị các chứng bệnh như: Đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, huyết áp cao, phong thấp,…

Theo nghiên cứu y học hiện đại:

  • Hoạt chất catechin có trong dược liệu được dùng để ngăn chặn hình thành sỏi canxi nên được dùng điều trị sỏi ở đường tiết niệu.
  • Các thành phần hóa học trong tầm gửi gạo như alpha-tocopherol, afzeline, trans-phytol, catechin,… có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hoạt chất Polysaccharide có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.

Cách sử dụng cây tầm gửi trị bệnh

Tùy vào cây chủ mà các loại cây tầm gửi có thành phần dược lý và công dụng chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên cây tầm gửi trên cây gạo được đánh giá cao hơn cả về tác dụng.

Dưới đây là một số cách sử dụng dược liệu tầm gửi chữa bệnh bạn nên tham khảo:

Cây tầm gửi cây gạo

Tầm gửi gạo có thể dùng để điều trị rất nhiều chứng bệnh như sỏi thận, bồi bổ sức khỏe và có tác dụng tốt với gan. Dưới đây là một số cách dùng tầm gửi trị bệnh hiệu quả nhất:

Cây tầm gửi gạo chữa bệnh gì? Chữa sỏi bàng quang và sỏi thận

Cây tầm gửi gạo có chứa các hợp chất giúp hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận hiệu quả. Từ đó giúp giảm đau do sỏi và tình trạng ách tắc ống dẫn tiểu gây biến chứng hệ bài tiết.

Dược liệu tầm gửi gạo phơi khô

Cách sử dụng tầm gửi gạo chữa bệnh như sau:

  • Chuẩn bị: Kim tiền thảo, xa tiền tử, rễ bạch mao căn và thổ phục linh mỗi loại 10g và tầm gửi gạo 15g.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 2 lít nước và chia ra uống và dùng hết trong ngày. Nên uống nước thuốc thường xuyên để giúp thận đào thải độc tố và lượng canxi dư thừa ra ngoài. Người bệnh kiên trì dùng thuốc từ 1 – 2 tháng kích thước sỏi sẽ giảm đáng kể.

Uống tầm gửi cây gạo có tác dụng gì? Giúp mát gan và giải độc

Các thành phần có trong dược liệu cũng có tác dụng mát gan, giảm độc tố trong cơ thể. Từ đó có thể ngăn chặn các chứng bệnh về gan gây vàng da, nổi mụn nhọt,…

Cách dùng như sau: Chuẩn bị 20 – 30g cây tầm gửi gạo tía khô đem sắc với 700ml nước và dùng uống hết trong ngày. Khi sử dụng nước thuốc nên sắc lại thường xuyên để lấy hết dược tính và dùng khi còn ấm giúp mang lại hiệu quả cao.

Uống tầm gửi cây gạo ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe

Sử dụng rượu ngâm tầm gửi mọc trên thân gạo là bài thuốc dân gian giúp tăng sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả. Cách ngâm rượu thuốc như sau:

Chuẩn bị 1 kg tầm gửi khô và 5 lít rượu có nồng độ 45 độ. Đem rượu và tầm gửi ngâm trong bình thủy tinh đậy kín nắp ít nhất 3 tháng rồi đem ra sử dụng. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ rượu thuốc để có hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Không nên lạm dụng rượu tầm gửi vì dùng liều lượng lớn có thể làm giảm chức năng gan.

Tầm gửi trên cây dâu

Cây tầm gửi ký sinh trên cây dâu tằm trong Đông y được gọi là Tang ký sinh. Vị thuốc này có vị đắng, tính bình, vào kinh can, thận, được dùng trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Một số bài thuốc từ Tang ký sinh được sử dụng rộng rãi trong dân gian là:

Điều trị đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên

Đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên có thể khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Cách trị bệnh bằng Tang ký sinh như sau:

Sử dụng 18g tang ký sinh kết hợp với:

  • Độc hoạt, tần cửu, phòng phong, bạch thược, đương quy, đỗ trọng mỗi loại 9g.
  • Tế tân, sinh địa mỗi loại 15g;
  • Đảng sâm, phục linh mỗi loại 12g.
  • Và 1,5g nhục quế, 6g cam thảo và tế tân 3g.

Đem tất cả các dược liệu sắc với nước rồi chia 3 lần uống trong ngày để trị bệnh. Nên kiên trì sử dụng nước thuốc hàng ngày các triệu chứng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

Trị bệnh tăng huyết áp, tim hồi hộp

Người bị tăng huyết áp, tim hồi hộp, đập nhanh có thể áp dụng bài thuốc từ cây tầm gửi sau:

  • Dùng tang ký sinh sao vàng, quyết minh tử: mỗi loại 32g.
  • Dây hà thủ ô đỏ, bạch phục linh: mỗi loại 20g.
  • Minh thiên ma, chi tử, túc cầm, đỗ trọng: mỗi loại 12g.
  • Dã thiên ma, cỏ xước: mỗi loại 16g.

Đem tất cả dược liệu đun với 1 lít nước đến khi còn 1/2 chắt uống 3 lần trong ngày. Người bệnh nên uống trước bữa ăn và kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Dược liệu Tang ký sinh

Trừ phong thấp, đau lưng mỏi gối

Các chứng bệnh phong thấp, đau nhức lưng gối khiến người bệnh vận động khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc cúng như sinh hoạt hàng ngày. Cách dùng bài thuốc từ tang ký sinh trị bệnh như sau:

Lấy tang ký sinh khô và sao vàng đun sôi lấy nước uống hàng ngày. Bên cạnh đó cần kết hợp dùng tang ký sinh ngâm rượu và dùng xoa bóp lên vùng khớp khi đau. Kiên trì uống thuốc và xoa bóp thường xuyên các triệu chứng đau nhức, tê mỏi sẽ khỏi hoàn toàn.

Cây tầm gửi trên cây mít, na

Loại tầm gửi trên cây mít, na này thường được dân gian dùng chữa các bệnh sốt rét. Cách dùng như sau: Dùng tầm gửi kết hợp thêm sài hồ, hoàng cầm, thảo quả hoặc bình lang. Đem các thảo dược sắc với nước và uống trong ngày để điều trị dứt điểm các triệu chứng do sốt rét gây ra.

Tầm gửi trên cây cúc tần

Hạt của cây này là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, đái dầm,… Cách dùng: Lấy đương quy, sơn thù du, thỏ ty tử mỗi loại 8g; 16g thục địa; đỗ trọng, lục giác giao mỗi loại 12g; kỷ tử, nhục quế mỗi loại 10g. Đem thảo dược sắc nước uống mỗi ngày, kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tầm gửi trên cây dẻ

Tác dụng của loại cây tầm gửi này là điều trị thấp khớp, viêm họng chữa bệnh dạ dày hoặc dị ứng.

Tầm gửi trên cây bưởi

Ngoài công dụng điều trị thấp khớp, nước thuốc tầm gửi kí sinh trên cây bưởi được dùng để chữa chứng ăn uống khó tiêu, trướng bụng.

Tầm gửi trên cây chanh

Dược liệu mọc trên cây chanh được dùng để điều trị các chứng bệnh ho. Nếu gặp tình trạng như ho khan, ho có đờm, ho gió có thể sử dụng bài thuốc sau:

Dùng tầm gửi kết hợp với trần bì, xạ can, mạch môn hoặc tang bạch bì sắc lấy nước uống hàng ngày. Người bệnh nên uống nước thuốc hàng ngày đến khi các triệu chứng ho khỏi hoàn toàn để tránh bệnh tái phát lại.

Tầm gửi ký sinh trên cây chanh

Tầm gửi giúp lợi sữa sau sinh

Một trong những cách dùng dược liệu tầm gửi mang lại hiệu quả cao là dùng cho phụ nữ sau sinh. Các mẹ sau sinh ít sữa có thể áp dụng bài thuốc lợi sữa sau: 15g tầm gửi, 10g tía tô, 5g ngải diệp và 10g củ cây gai. Đem dược liệu sắc với nước uống khi còn ấm. nữ đang mang thai cũng có thể sử dụng bài thuốc này vì có tác dụng an thai và lợi sữa về sau.

Mua cây tầm gửi ở đâu?

Hiện nay cây tầm gửi cũng như các dược liệu khác có thể mua dễ dàng nhưng rất khó kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ. Vì vậy, người dùng cần chú ý nên chọn mua ở các quầy thuốc Đông y có uy tín để đảm bảo dược tính và hiệu quả trị bệnh. Khi mua cũng cần lựa chọn dược liệu khô, không bị ẩm mốc, mối mọt và có đặc trưng như:

  • Dược liệu có màu đỏ nhạt, tím, hồng hoặc màu vàng hơi ngả hồng.
  • Khi sắc thuốc sẽ thấy nước có màu nâu hoặc hơi tím và đặc biệt ở mặt nước có váng nổi lên.
  • Ngoài ra nước sắc từ có mùi thơm nhẹ như mùi rơm bếp, uống vào có vị ngon và chát nhẹ đặc trưng.

Giá dược liệu tầm gửi trên thị trường dao động từ 120.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ 1 kg.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu trị bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng dược liệu tầm gửi trị bệnh tại nhà là:

  • Dược liệu tầm gửi có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên đảm bảo an toàn vẫn nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ.
  • Khi chọn mua dược liệu trị bệnh cần tránh mua phải dược liệu giả làm giảm tác dụng bài thuốc.
  • Các bài thuốc từ tầm gửi đều có dược tính phù hợp điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ. Chính vì vậy, người bệnh cần liên trì dùng thuốc trong thời gian dài và thay đổi bài thuốc nếu không phù hợp.

Cây tầm gửi xuất hiện nhiều trong tự nhiên nhưng rất ít bạn đọc hiểu hết về công dụng của loại dược liệu này. Hy vọng những bài thuốc mà bài viết chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe hàng ngày.

This post was last modified on 29/04/2024 03:53

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago