Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị phần nào phân biệt công an và cảnh sát. Quý độc giả có quan tâm đừng bỏ qua nội dung bài viết để có thêm cho mình những thông tin hữu ích.
Công an là gì?
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018.
Bạn đang xem: Phân biệt Công an và Cảnh sát
Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Cảnh sát là gì?
Cảnh sát là cán bộ, công chức nhà nước làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam với tiền thân là đội “Tự vệ đỏ” ra đời từ thời điểm ác liệt của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã không ngừng lớn mạnh xứng đáng là lực lượng vũ trang tin cậy của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lịch sử, truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam chính là những chiến công bất khuất, của lòng trung thành với cách mạng, của bản lĩnh kiên cường, tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân “vì nước quên thân vì dân phục vụ”.
Cảnh sát được phân thành cảnh sát phụ trách các lĩnh vực cụ thể như:
Xem thêm : 1 miếng phô mai con bò cười bao nhiêu calo? Ăn phô mai có béo không?
– Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (cảnh sát hình sự)
– Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
– Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
– Cảnh sát quản lý và bảo vệ tư pháp
– Cảnh sát giao thông
Xem thêm : Chân mày có mọc lại không? Sự thật và cách dưỡng chân mày
– Cảnh sát cơ động
Phân biệt Công an và Cảnh sát
Luật Công an nhân dân 2018 ra đời đã phần nào xóa đi những điểm khác nhau giữa công an – cảnh sát. Ngày nay người ta không phân định rạch ròi giữa công an và cảnh sát. Quý vị có thể tham khảo phân biệt công an và cảnh sát theo bảng dưới đây:
Tiêu chí phân biệtCông anCảnh sátKhái niệmCông an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân.Là một lược lượng thuộc Công an nhân dân.Vai trò, nhiệm vụCông an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hộiBảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước
Ngoài ra, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Tổ chứcBao gồm các lực lượng: An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.Là lực lượng thuộc Công an nhân dân
Như vậy, để phân biệt công an và cảnh sát, một cách đơn giản, có thể hiểu: Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân. Cảnh sát là lực lượng chuyên về mảng bảo vệ trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong nước, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp