Quất hồng bì hay Hồng bì không chỉ là loài cây quen thuộc để làm mứt mà đây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giảm ho, long đờm, lợi tiêu hóa… hiệu quả. Bài viết sau của Bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của quất hồng bì.
Chi Clausena Burn phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm hầu hết là các bụi hay gỗ nhỏ. Cây mọc hoang dại ở vùng Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á Campuchia, Lào, Malaysia… Ở Việt Nam, Hồng bì có thể tìm thấy nhiều ở phía Bắc, điển hình nhất là ở các tỉnh như Ninh Bình, Hòa Bình hay Quảng Ninh.
Bạn đang xem: Quất hồng bì và những công dụng trị bệnh không phải ai cũng biết
Quất hồng bì có một số đặc tính sinh thái như sau:
Cây có thể cao tới gần 10m, trung bình khoảng từ 3 – 6 m.
Cành cây sần sùi và có nhiều hạch, màu xám đen.
Lá cây là dạng lá kép, mọc so le nhau, dài khoảng 35 cm, phía cuống lá hơi tròn nhẵn. Có khoảng 7 – 9 lá chét, thường là 9, hình trái xoan, dài 5 – 14 cm, rộng 3-7 cm, gốc lệch, đầu nhọn, mép uốn lượn. Mặt dưới có gân lá nổi rõ, phiến lá 2 mặt nhẵn.
Phần hoa thường mọc thành từng chùy thưa ở phía ngọn cành. Hoa có màu trắng, chùy chứa hoa thường dài khoảng 25 – 50 cm. Đài 5 răng nhọn, có lông, tràng 5 cánh, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8 không đều, chỉ nhị dẹt. Bầu dài bằng cánh hoa, hình cầu, có lông.
Quả quất hồng bì sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ. Hình cầu, dường kính 15 mm, có lông 1 – 2 ngăn, một hạt; thịt chua nhẹ, ngọt thơm.
Xem thêm : Mã vùng biển số xe Bắc Giang
Hoa thường bắt đầu mọc vào khoảng tháng 3.
Theo nhiều nghiên cứu, nhiều bộ phân của cây có giá trị dược liệu cao như phần rễ, lá và quả, đều có thể dùng làm thuốc.
Vào bất cứ thời gian nào trong năm, ta đều có thể thu hái các phần rễ hay lá. Thế nhưng, thời điểm được coi là thích hợp nhất chính là vào mùa thu. Nên hái quả khi đã chín, như vậy mới có giá trị cao, thường vào khoảng từ tháng 6 – 8.
Bảo quản trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thỉnh thoảng nên đem ra để phơi lại, phòng nấm mốc hay mối mọt.
Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần trong quất hồng bì rất đa dạng gồm:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng dược lý phong phú từ dược liệu:
Như vậy, có thể sử dụng dược liệu này trong các trường hợp như:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tùy vào những bộ phân khác nhau của Hồng bì mà có tính vị không giống nhau:
Xem thêm : Hướng dẫn nuôi cua đồng không khó
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Hồng bì có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc phần quả của dược liệu này có thể ăn sống hoặc sao với đường để làm mứt dùng dần, lên men rượu…
Liều dùng:
Dùng lá Hồng bì tươi 30 g. Sau khi hái thì rửa sạch, đem phơi khô. Sắc uống cho đến khi ra mồ hôi là được.
Ngậm quả Hồng bì cùng vài hạt muối (khoảng 2 quả), 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn do viêm sưng.
Rễ Hồng bì 30 g, rễ Sử quân 20 g, quả Khế 20 g. Dùng 3 dược liệu sao đến khi vàng, sau đó sắc uống. Nên uống nhiều lần mỗi ngày, trong nhiều ngày liên tiếp.
Hạt của quả Hồng bì đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem sao cho thơm trên lửa nhỏ rồi tán mịn cho dễ dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 g bột này pha với nước uống trực tiếp. Mỗi ngày nên dùng 2-3 lần là tốt nhất.
Lá Hồng bì khô 6 – 10 g (hoặc 20-30 g tươi). Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày, dưới dạng thuốc sắc uống.
Hoặc có thể dùng Lá Hồng bì 30 g, lá Nhãn 30 g, dã Cúc hoa 15 g. Đem dược liệu sắc thành nước để uống, 3 lần/ tuần. Theo “Hoàng bì long nhãn diệp thang”.
Hồng bì hay Quất hồng bì là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/02/2024 19:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024