Tầm gửi gạo là loài thực vật sống ký sinh trên cây gạo trắng hoặc gạo tía. Thảo dược này chứa thành phần hóa học đa dạng và đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu, giảm đau nhức xương khớp và làm mát gan.
Tầm gửi gạo là loài thực vật sống ký sinh trên cây gạo trắng hoặc gạo tía
Bạn đang xem: ✴️ Tầm gửi gạo
Tên gọi khác: Tầm gửi, Chùm gửi, Mộc vệ trung quốc, Tầm gửi cây gạo, Ký sinh cây gạo,…
Tên khoa học: Taxillus chinensis
Họ: Tầm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Tầm gửi gạo là cây sống ký sinh trên cây gạo, thường mọc bò và leo. Cây có thân gỗ, chia đốt, giòn và có thể được phủ lông. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình oval hoặc hình mác, mép lá nguyên và gân lá hình lông chim. Hoa mọc thành cụm, hoa đơn tính hoặc lưỡng tĩnh. Quả nang, hình trụ cầu và có màu vàng.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây (cành, lá và thân) đều được sử dụng để làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ chọn thứ lá to, dày, xanh và không mục nát. Lá nhỏ, mỏng, vàng thường có tác dụng dược lý yếu.
3. Phân bố
Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh của nước ta, cây có thể sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Tầm gửi thường sống ký sinh trên thân cây gạo, cây đa và cây dâu tằm (tầm gửi dâu được xem là dược liệu quý hiếm, còn được gọi là tang ký sinh).
4. Thu hái – sơ chế
Đặc tính của tầm gửi là sinh sống nhờ hút chất dinh dưỡng từ cây chủ nên thường phát triển mạnh và không bị rụng lá khi vào mùa đông. Vì vậy có thu hái dược liệu quanh năm, nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hè (thời điểm cây phát triển mạnh nhất).
Dược liệu thường được cắt nhỏ và phơi khô, để dùng dần.
5. Bảo quản
Nên bảo quản dược liệu ở trong bao nilong buộc kín để tránh hao hụt dược tính của cây và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu phơi để tránh ẩm mốc và hư hại.
6. Thành phần hóa học
Xem thêm : Kinh tế học Cổ điển: Khám phá Nền tảng Lịch sử của Kinh tế Học
Tầm gửi gạo chứa các thành phần hóa học như quercituron, catechin, trans-phytol, afzeline, quercitrin, alpha-tocophenol, quinone,…
Vị thuốc tầm gửi gạo
1. Tính vị
Vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm và tính bình.
2. Qui kinh
Quy vào kinh Thận và Can (gan).
3. Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y:
Tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, bổ thận, giải độc, thanh nhiệt, chỉ thống, mạnh gân xương và tiêu viêm.
Chủ trị: Đau nhức xương khớp, huyết áp cao, viêm cầu thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, phong tê thấp,…
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Hoạt chất catechin trong dược liệu có tác dụng ngăn chặn hình thành sỏi canxi nên được sử dụng để điều trị sỏi ở đường tiết niệu.
Các thành phần hóa học trong tầm gửi gạo như alpha-tocopherol, trans-phytol, afzeline, catechin,… có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.
Tác dụng chống viêm của dược liệu ở liều 20g/ kg trọng lượng có hiệu quả tương đương sử dụng Aspirin ở liều 150mg/ kg trọng lượng.
Phân tách Polysaccharide trong tầm gửi gạo nhận thấy hoạt chất có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.
4. Cách dùng – liều lượng
Dược liệu được sử dụng bằng cách sắc uống. Khi sắc dược liệu này, cần sắc từ 2 – 3 lần để dược tính của cây được tận dụng tối ưu. Liều dùng tham khảo 20 – 30g/ ngày.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ tầm gửi gạo
Xem thêm : Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và giải pháp khắc phục
Tầm gửi gạo thường được sử dụng để điều trị sỏi bàng quang, sỏi thận, đau nhức xương khớp,…
1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận
Chuẩn bị: Kim tiền thảo, cây mã đề, rễ cỏ tranh và thổ phục linh, mỗi thứ 10g và tầm gửi gạo 15g.
Thực hiện: Sắc uống và dùng hết trong ngày. Nên sắc lấy khoảng 1.5 – 2 lít nước nhằm giúp thận đào thải độc tố và lượng canxi dư thừa. Kiên trì thực hiện bài thuốc trong 2 tháng sẽ nhận thấy kích thước sỏi giảm đáng kể.
2. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe, mát gan và giải độc
Chuẩn bị: 20 – 30g dược liệu khô.
Thực hiện: Đem sắc uống và dùng hết trong ngày. Khi dùng, nên sắc lại dược liệu để lấy hết dược tính của cây và dùng khi nước còn ấm.
3. Bài thuốc ngâm rượu với cây tầm gửi gạo
Chuẩn bị: 1kg dược liệu khô và 5 lít rượu 45 độ.
Thực hiện: Đem ngâm trong ít nhất 3 tháng, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ.
Lưu ý: Không nên uống quá nhiều rượu tầm gửi. Sử dụng liều lượng lớn có thể gây say xỉn và làm giảm chức năng gan.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc tầm gửi gạo
Tầm gửi tốt là loại tầm gửi trên cây gạo tía. Tầm gửi ở cây gạo trắng có đặc tính dược lý kém hơn.
Hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu giả và kém chất lượng. Dược liệu thật thường có màu đỏ nhạt, tím, màu hồng hoặc màu vàng hơi ngả hồng. Khi sắc lên sẽ thấy nước có màu nâu hoặc hơi tím, đặc biệt ở mặt nước có váng nổi lên. Ngoài ra nước sắc từ dược liệu này còn có mùi thơm nhẹ như mùi rơm bếp, uống vào có vị ngon và chát nhẹ.
Tầm gửi gạo có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.
Tầm gửi gạo là loại thảo dược có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên khi chọn mua dược liệu, cần thận trọng để tránh mua phải dược liệu giả và kém chất lượng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 16:19
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024