Lá lốt là một loại cây thân mềm, có thể cao tới 1m. Đây là một loại cây thuộc họ hồ tiêu với tên khoa học là Piper lolot C. DC.
Thân cây lá lốt có lông nhỏ, lá rộng hình trái tim với mặt trên nhẵn và mặt dưới có ít lông ở gân. Lá lốt được sử dụng làm nhiều món ăn và trị bệnh. Vậy lá lốt trị bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo.
Bạn đang xem: 6 công dụng và những bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi nồng nhưng thơm. Tác dụng chính của loại lá này đối với sức khoẻ làm làm ấm bụng (ôn trung), giảm lạnh (tán hàn), giảm đầy hơi (hạ khí) và giảm đau (chỉ thống).
Nhờ vào vị cay nồng, tính ấm của lá lốt mà loại lá này được dùng để giảm các chứng đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh.
Lá lốt trị bệnh gì ở nam giới? Tính ấm có trong lá lốt giúp máu tuần hoàn tốt hơn, nhất là ở khu vực hạ bộ. Nhờ đó mà “cậu nhỏ” sẽ làm tốt nhiệm vụ hơn khi nhập cuộc. Lá lốt cũng làm giảm tình trạng đau xương khớp do đặc tính chống viêm, giúp nam giới cải thiện khả năng giường chiếu rõ rệt.
Vậy ở phụ nữ, lá lốt trị bệnh gì? Lá lốt chứa khá nhiều các loại hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm. Nhiều hãng dược phẩm đã ứng dụng chiết xuất lá lốt vào các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng vì lí do này.
Trong lá lốt có chứa rất nhiều các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp diệt trừ vi khuẩn ẩn nấp trên da bé. Vì vậy, ba mẹ có thể sử dụng loại lá này để phòng ngừa chứng rôm sảy, mẩn ngứa cho bé nhà mình.
Một lần nữa, lá lốt chứa nhiều hoạt chất kháng viêm tự nhiên nên các bé bị rôm sảy, mẩn ngứa hoàn toàn có thể tắm bằng nước đun lá lốt để giảm thiểu ngứa ngáy, khó chịu.
Những ai hay bị đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… thì có thể tham khảo các bài thuốc từ lá lốt. Khả năng điều trị loại bệnh này của lá lốt rất tốt, do chúng có thể hạ khí hiệu quả.
Lá lốt có tác dụng giảm viêm, giảm đau, nên rất phù hợp cho những ai bị mụn nhọt nhiều ngày không khỏi.
Lá lốt có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm viêm, hỗ trợ tuần hoàn máu, …
Xem thêm : Phong cách thơ Hồ Xuân Hương khoáng đạt, sáng tạo, độc đáo bậc thầy
– Nguyên liệu: 20g lá tốt tươi rửa sạch.
– Công thức: Nấu 20g lá lốt tươi với 300ml nước, đun sôi đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp. Chia ra uống 2 lần trong 1 ngày.
Xem thêm : Ý nghĩa nốt ruồi ở môi DƯỚI, TRÊN của đàn ông, phụ nữ I Chuẩn 98%
– Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi rửa sạch.
– Công thức: Nấu với 2 bát nước, cho đến khi cạn còn nửa bát thì dùng để uống sau khi ăn tốt. Sử dụng liên tục trong 10 ngày.
– Nguyên liệu: 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua.
– Công thức: Đổ nước ngập nguyên liệu, đun trong 20 phút. Đợi nước nguội thì dùng để vệ sinh âm đạo.
– Nguyên liệu: 20g lá lốt, 10g cà gai leo, 10g rễ tầm gai, 10g lá đa lông, 10g mã đề, 10g rễ mỏ qua.
– Công thức: Đun nguyên liệu với 500ml nước sạch, để nước cạn đến khoảng 150ml. Chia ra và uống hết trong ngày trong vòng 3-5 ngày.
– Nguyên liệu: 20 lá lốt, 1/2 củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 chút gạo, gia vị.
– Công thức: Dùng gạo để nấu cháo hoa. Khi gạo mềm thì cho tất cả nguyên liệu vào. Ăn khi nóng.
Lá lốt có thể dùng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh.
Xem thêm : Ý nghĩa nốt ruồi ở môi DƯỚI, TRÊN của đàn ông, phụ nữ I Chuẩn 98%
– Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi rửa sạch.
– Công thức: Giã nát nguyên liệu và vắt lấy nước cốt đặc. Uống trong ngày. Đung phần bã với 3 bát nước, sau 5 phút vớt bỏ bã ra. Dùng phần nước để rửa vùng bị bệnh, lau khô và đắp phần bã lên rồi băng lại. Làm liên tục trong 5-7 ngày, mỗi ngày 1-2 lần.
Cách 1:
Xem thêm : Ý nghĩa nốt ruồi ở môi DƯỚI, TRÊN của đàn ông, phụ nữ I Chuẩn 98%
– Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi rửa sạch.
– Công thức: Đun sôi với 1 lít nước trong 3 phút. Cho thêm muối biển sau khi sôi, để nguội bớt và ngâm tay chân trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong 5-7 ngày.
Cách 2:
– Nguyên liệu: 30g lá tốt tươi rửa sạch.
– Công thức: Thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sau đó lấy sắc 3 bát nước, lấy 1 bát. Ngày chia làm 2 lần uống, liên tục trong 7 ngày. Ngưng uống 4-5 ngày và lặp lại một lần nữa.
– Tối đa ăn 50-100 lá lốt mỗi ngày, tuỳ vào thể trạng.
– Không nên ăn khi bị đau dạ dày, táo bón hoặc nhiệt miệng.
– Không nên ăn khi lợi hàm sưng đỏ, môi nẻ, lưỡi khô.
– Không ăn khi khó đi tiêu, cảm thấy nóng trong.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/04/2024 08:16
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…