Categories: Tổng hợp

Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Ninh

Published by

t Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ninh

* Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.

Cầu Bãi Cháy qua ống kính nhiếp ảnh gia Dương Phượng Đại

1- Vị trí địa lý:

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.

Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26′ đến 108o31′ kinh độ đông và từ 20o40′ đến 21o40′ vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái.

Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 118,825 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

2- Địa hình:

Quảng Ninh là tỉnh miền núi – duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc – tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành Bồ.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.

Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…).

Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.

3- Khí hậu:

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn … có đặc trưng của khí hậu đại dương.

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.

Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.

Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100mm.

Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12oC và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,1oC.

4- Sông ngòi và chế độ thuỷ văn:

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.

Ngoài 4 sông lớn trên, Quảng Ninh còn có 11sông nhỏ, chiều dài các sông từ 15-35km; diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300km2, chúng được phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh “con nước” và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13oC.

5- Đất đai:

Tính đến 01/10/1998, diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

Đến 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Ninh là 617.821 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 61.084ha (chiếm 9,9%); đất lâm nghiệp 372.830 ha (chiếm 60,3%); đất chuyên dùng 44.782 ha (chiếm 7,2%); đất ở 8.185 ha (chiếm 1,3%).

6- Dân số:

– Năm 2011:

Dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người, mật độ dân số đạt 191 người/km².

Kết cấu dân số: “dân số trẻ”, tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km2 (năm 1999 là 196 người/km2), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.

– Năm 2017:

Dân số trung bình đạt 1.258.100 người, tăng 12.900 người (tương đương 1%) so với năm 2016; trong đó dân số thành thị chiếm 64,1%, dân số nam chiếm 50,5%.

Tổng tỷ suất sinh đạt 2,09 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ suất sinh thô là 16,0%, tỷ suất chết thô là 4,6%.

Tuổi thọ trung bình là 73 năm, trong đó: nam 70 năm, nữ 75,5 năm.

7- Dân tộc:

Dân tộc, Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.

Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt (Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân. Người Dao (4, 45%) có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán. Người Hoa (0,43%), người Sán Dìu (1,80%), Sán chỉ (1,11%).

8- Tôn giáo:

Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ:

Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)…

Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)…

9- Địa điểm tham quan ở Quảng Ninh:

– Bảo tàng – Thư viện Quảng Ninh: P. Hồng Hải, TP Hạ Long

– Di tích Thương cảng Vân Đồn: huyện Vân Đồn

– Cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ: trung tâm TP Hạ Long

– Đền Cửa Ông: P. Cửa Ông, TP Cẩm Phả; cách Hạ Long hơn 40km.

– Miếu Tiên Công: Xã Cẩm La, Thị xã Quảng Yên

– Khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều: Xã An Sinh, huyện Đông Triều

– Chùa cổ Hồ Thiên: nằm trong Khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều.

– Di tích danh thắng Yên Tử: Núi Yên Tử, TP Uông Bí, cách Hà Nội khoảng 130km

– Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng: xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh.

– Khu du lịch Trà Cổ: TP Móng Cái, cách Hạ Long khoảng 180km, Bãi tắm Trà Cổ: Trà Cổ, TP Móng Cái; dài 17km.

– Vịnh Hạ Long: di sản thiên nhiên thế giới, gồm vùng biển của Hạ Long, Cẩm Phả và một phần của huyện Vân Đồn.

– Chùa Cái Bầu: thị trấn Cái Rồng, Vân Đồng; cách trung tâm Cái Rồng khoảng 10km.

– Vùng cao Bình Liêu: cách Hạ Long khoảng 128km.

– Thác Khe Vằn: thị trấn Bình Liêu, xã Húc Động, Tiên Yên; cách trung tâm Bình Liêu khoảng 15km.

– Chợ cửa khẩu Móng Cái: TP Móng Cái; cách Hạ Long khoảng 178km, cách Hà Nội khoảng 350km.

– Khu du lịch Yên Trung: cách Yên Tử khoảng 5km,

– Khu du lịch Đảo Tuần Châu: Tuần Châu, Hạ Long; cách Hạ Long khoảng 8km.

– Chợ phiên Đồng Văn Bình Liêu: thị trấn Bình Liêu, chợ họp vào ngày lẻ trong tháng 3 âm lịch truyền thống và họp thường xuyên vào Chủ nhật hàng tuần.

– Làng nghề nuôi cấy ngọc trai Hạ Long: huyện Vân Đồn

– Làng nghề gốm Đông Triều: huyện Đông Triều, cách Hạ Long khoảng 60km

– Làng Chài Cửa Vạn: xã Hùng Thắng, Hạ Long; cách đất liền khoảng 20km

– Làng nghề đóng, sửa chửa tàu thuyền Hà An: thuộc xã Tiền An, TX Quảng Yên

– Đảo Cống Đỏ Vịnh Hạ Long: nằm trong khu di sản thế giới, vịnh Bái Tử Long, cách Bãi Cháy khoảng 25km.

– Hang Trống và Hang Trinh Nữ Vịnh Hạ Long: gần đảo Bồ Hòn, cách Hang Sửng Sốt khoảng 3km.

– Hòn Đầu Người Vịnh Hạ Long: gần đảo Bồ Hòn và Hang Luồn, cách đất liền khoảng 13km.

– Hang Thiên Long Vịnh Hạ Long: cách Hang Đầu Gỗ khoảng 1km, rộng trên 4.000m2

– Động Kim Quy Vịnh Hạ Long: nằm ở Hòn Dầm Nam, động dài cả 100m gắn với truyền thuyết Rùa Vàng khá ly kỳ.

– Động Mê Cung Vịnh Hạ Long: cách Hang Sửng Sốt khoảng 2km.

– Động Thiên Cung Vịnh Hạ Long: cách đất liền khoảng 4km, nằm phía bắc đảo Đầu Gỗ.

– Hang Sửng Sốt Vịnh Hạ Long: nằm ở đảo Bồ Hòn,

– Hang Bồ Nâu Vịnh Hạ Long: hang rộng 200m2, cách Bãi Cháy 15km theo đường chim bay.

– Hang Đầu Gỗ Vịnh Hạ Long: nằm ở đảo Đầu Gỗ, gần động Thiên Cung.

– Hang Hanh Vịnh Hạ Long: nằm ở chân núi Quang Hanh, cách Bãi Cháy khoảng 20km.

– Cảng cổ Cống Yến: nằm trong hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn, huyện Vân Đồn.

– Đảo Rều: ngay cảng tàu du lịch Bãi Cháy, có diện tích khoảng 22ha, có nhiều loại động thực vật quý hiếm.

– Cụm di tích Yên Đức: xã Yên Đức, TX Đông Triều.

– Cây Lim Giếng Rừng: cây lim 700 năm tuổi ở chân núi Tiên Sơn, thị xã Quảng Yên

– Đình Yên Giang: xã Yên Hòa, thị xã Quảng Yên

– Bãi cọc Bạch Đằng: xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên

– Đảo Đầu Gỗ Vịnh Hạ Long: cách đất liền khoảng 4km.

– Quần đảo Vân Đồn: thuộc huyện Vân Đồn; cách Hạ Long khoảng 50km.

– Bãi Cháy, Hạ Long: nằm dọc vịnh Hạ Long, ngay trung tâm Hạ Long.

– Đảo Đầu Bê Vịnh Hạ Long: cách Bãi Cháy khoảng 28km.

– Bãi tắm Quan Lạn: đảo Quan Lạn, vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, cách Hạ Long khoảng 55km.

– Móng Cái – Trà Cổ: TP Móng Cái, cách Hạ Long khoảng 178km.

– Núi Yên Tử – Quần thể di tích danh thắng Yên Tử: ở Thượng Yên Công, Uông Bí; cách Hà Nội khoảng 125km.

– Đảo Ba Mùn: thuộc xã Minh Châu, huyện Vân Đồn, nằm trong Vườn Quốc Gia Bái Tử Long; cách bờ khoảng 2km.

– Vườn Quốc Gia Bái Tử Long: ở Vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn.

– Đảo Ngọc Vừng & Bãi tắm Ngọc Vừng: xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn; cách bến tàu Hạ Long khoảng 34km.

– Đảo Cô Tô: huyện đảo Cô Tô, cách đất liền khoảng 22km.

– Đảo Tuần Châu: Hạ Long, cách đất liền khoảng 2km.

10- Đặc sản Quảng Ninh, sản phẩm, quà lưu niệm, mua sắm ở Quảng Ninh:

– Ruốc lỗ Hoành Bồ: giống bạch tuộc nhưng nhỏ hơn, hấp với lá dâu da xoan, dùng với mắm tôm pha chanh cực ngon. Bạn có thể thưởng thức món ngon từ ruốc lỗ ở các nhà hàng, quán hải sản ở Hạ Long nhưng ngon nhất là ở Hoành Bồ.

– Mực hấp ổi: món ăn khá độc đáo của người Hạ Long, bạn có thể thưởng thức ở các nhà hàng, quán hải sản ở Hạ Long.

– Bánh tài lồng ệp (Bánh tài lộc): đặc sản của Hạ Long, bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long hoặc các cửa hàng bán đặc sản Hạ Long – Quảng Ninh.

– Bánh gật gù: bánh tựa bánh ướt, dùng với nước mắm có mỡ gà và hành phi; bạn có thể thưởng thức ở các quán phục vụ món này ở gần chợ Hạ Long hoặc các chợ, các hàng quán gần các chợ.

– Sam Hạ Long: bạn có thể mua tươi hoặc thưởng thức các món ngon chế biến từ sam ở chợ Hòn Gai hoặc một số cửa hàng bán hải sản ở Hạ Long.

– Tu hài: đặc sản của huyện Vân Đồn; bạn có thể tìm mua ở các của hàng bán hải sản hoặc thưởng thức các món ngon chế biến từ tu hài ở các nhà hàng ở Hạ Long, Quảng Ninh.

– Chả mực Hạ Long: đặc sản nổi tiếng của Hạ Long, bạn có thể tìm mua ở chợ Hòn Gai, Chợ đêm Hạ Long hoặc các cửa hàng bán hải sản ở Hạ Long.

– Rượu mơ Yên Tử: bạn có thể ghé mua khi đi Uông Bí, hoặc các cửa hàng bán đặc sản Quảng Ninh, Hạ Long hoặc các hợ đều có.

– Gà đồi Tiên Yên: gà thả vườn hay gà chạy bộ ở Tiên Yên – thị trấn cách Hạ Long khoảng 70km, gà rất chắc, thịt thơm và mềm. Bạn có thể tìm mua ở Tiên Yên, hoặc thưởng thức ngay tại các quán ăn ở đây hoặc các nhà hàng ở Hạ Long, hoặc ở Tiên Yên.

– Tôm khô bóc nõn Hạ Long: đặc sản nổi tiếng của Hạ Long; bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đặc sản Hạ Long hoặc các chợ ở Quảng Ninh.

– Nem chua Quảng Yên: ngon và vị đặc trưng của Quảng Yên, bạn có thể tìm mua khi đi ngang Quảng Yên hoặc cũng có thể tìm mua ở chợ Hạ Long.

– Hải sản khô và hải sản tươi: bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long, chợ Cẩm Phả và một số chợ khác rất ngon và sẵn.

– Ngọc trai, tranh thêu, khảm trai và các đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ làm từ các nguồn nguyên liệu của xứ biển…với những sản phẩm này bạn có thể mua ở chợ Hạ Long, Chợ đêm Hạ Long hoặc các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở khu vực Bãi Cháy, chợ Cẩm Phả, các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Cẩm Phả và các vùng khác. .

– Chả mực: ẩm thực Hạ Long nổi tiếng với chả mực thơm ngon và hương vị đặc trưng, bạn có thể đặt mua tại một số cơ sở làm chả mực ở gần Bãi Cháy hoặc mua ở chợ Hạ Long.

– Sá sùng (sái sùng) khô: đặc sản của biển Quảng Ninh, đặc biệt là Quan Lạn, bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long.

– Rượu nếp ngâm Hoành Bồ: bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long.

– Rượu ngán Hạ Long: ngon nhất khi thưởng thức lúc dùng hải sản, bạn có thể tìm mua ở chợ Hạ Long.Các món ngon trong ẩm thực Quảng Ninh:

– Phở xào Bình Liêu: món phở xào đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Sán Chỉ sinh sống ở Bình Liêu. Nếu bạn đến Bình Liêu và có dịp ghé chợ phiên Đồng Văn Bình liêu thì không nên bỏ lợ dịp thử món ngon này.

– Bánh mỳ mỏ: khá ngon theo cách làm bánh mì của Pháp, bạn có thể tìm mua ở các lò bánh mì ở Hạ Long hoặc Cẩm Phả.

– Rươi Đông Triều: nhiều nhất vào tháng 10 âm lịch vì là mùa rươi, ngon nhất khi thưởng thức món ngon từ rươi ở Đông Triều nhưng bạn cũng có thể thưởng thức ở các nhà hàng quán ăn ở Hạ Long.

– Gỏi ngán: khá phổ biến ở Hạ Long, bạn có thể thưởng thức ở các nhà hàng quán ăn phục vụ hải sản trong thành phố Hạ Long hoặc ở các vùng lân cận Hạ Long đều có.

– Xôi 5 màu và các loại bánh: món ăn của các dân tộc thiểu số vùng Bình Liêu, bạn có thể thưởng thức món xôi và bánh này khi ghé Bình Liêu.

– Sam biển: món ngon như xào, hấp, nướng,…được phụ vụ ở các nhà hàng ở Hạ Long.

– Chả mực bánh cuốn: món ngon của Hạ Long, bạn có thể thưởng thức ở khu vực gần rạp Bạch Đằng.

– Canh chua hà Quảng Yên: món ăn được ưa chuộng nhất trong mùa hè ở Hạ Long, bạn có thể tìm thưởng thức ở các nhà hàng ở Hạ Long hoặc quán ăn ở Quảng Yên nếu có dịp đến đây.

– Xôi trắng chả mực: rất phổ biến ở Hạ Long, bạn có thể tìm thưởng thức với những gánh xôi, hàng quán ở Hạ Long vào buổi sáng.

– Mực hấp ổi: món ăn khá độc đáo của người Hạ Long, bạn có thể thưởng thức ở các nhà hàng, quán hải sản ở Hạ Long.

11- Nhà hàng ở Quảng Ninh, quán ăn, bar, club & quán cà phê

– Nhà hàng Công Đoàn: Bãi Cháy, Hạ Long; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng Hồng Kông: trung tâm Hạ Long; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng KS Sài Gòn – Hạ Long: trung tâm Hạ Long; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng nổi Biển Mơ: 35 Bến Tàu, Hạ Long; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng Elevent: trung tâm Hạ Long; phục vụ thực đơn Âu.

– Nhà hàng Quan Hải Lầu: Bãi Cháy, Hạ Long; phục vụ thực đơn Á.

– Nhà hàng Hoàng Lan: 17 Vườn Đào, Hạ Long; phục vụ thực đơn Việt Nam, đặc sản Hạ Long.

– Nhà hàng Vân Khánh: 21 Lê Quý Đôn, Hạ Long; phục vụ thực đơn Việt Nam, đặc sản Hạ Long.

– Nhà hàng Cổ Ngư: khu biệt thự mới, Hạ Long, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng – khách sạn Moonlight: khu Đông Hùng Thắng, P. Bãi Cháy; phục vụ thực đơn Á – Âu đa dạng & hải sản.

– Nhà hàng – Khách sạn Hoàng Lan: 17 Vườn Đào, Hạ Long; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng – Khách sạn Bạch Đằng: Đường Hạ Long, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng – Khách sạn Biển Đông Bãi Cháy, Đường Hạ Long, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Vĩnh Thắng: Đường Hạ Long, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Hải Ninh: Vườn Đào, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Phương Oanh: Đường Hạ Long, Bãi Cháy; phục vụ thực đơn đa dạng & hải sản.

– Nhà hàng Thiên Trang: 07 Trần Phú, TP Cẩm Phả; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Tuấn Hiền: khu bến Do, Cẩm Trung, Cẩm Phả; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Đất Việt: Khu tây bến Do, tổ 29 đường Bao Biển, TP Cẩm Phả; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Cơm Chay Nàng Tấm: Nhà ga cáp treo Yên Từ, TP Uông Bí; phục vụ món chay.

– Nhà hàng Sâm Lợi: Bãi biển Trà Cổ, TP Móng Cái; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Tuyết Tuyết: khu 8, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn; phục vụ thực đơn đa dạng.

– Nhà hàng Trung Dũng: khu 3, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng Minh Nhạn: khu 9, thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Nhà hàng Minh Hải: thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn; phục vụ thực đơn đa dạng, hải sản.

– Café Trung Nguyen 1 Hạ Long: Đường Hạ Long, Bãi Cháy.

– Café Harmony: Đường Hạ Long, Bãi Cháy.

– Bar Queen VOSA: 70 Lê Thánh Tông, Hạ Long.

– Café Nỗi Nhớ Hạ Long: 10 Trần Hưng Đạo, Hạ Long.

– Bar Top Disco: Đường Hạ Long, Bãi Cháy.

– Bar – Café – Karaoke Đôi Bờ: Khu 8 Hải Hòa, Hải Xuân, TP Móng Cái.

– Bar Bến Cảng: Lý Thường Kiệt, TP Cẩm Phả.

– O2 Club: Cẩm Trung, TP Cẩm Phả.

– The Moon Karaoke: 59 Trần Nhật Duật, TP Uông Bí.

– Mai Café : Quang Trung, TP Uông Bí.

– Kem Hương Lan : 433 Quang Trung, TP Uông Bí.

– Quang Trung Café : 24 Quang Trung, TP Uông Bí.

– Mai Café : 239 Quang Trung, TP Uông Bí.

– Romantic Cafe : 45 Quang Trung, TP Uông Bí.

– Mộc Cafe : 01 Trần Nhân Tông, Quảng Yên.

12- Khách sạn ở Quảng Ninh, khu nghỉ dưỡng:

– Hoàng Gia Hạ Long: 5*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy; Tel: 033 3846658

– Tuần Châu Resort: 4*, Đảo Tuần Châu, Hạ Long; Tel: 033 3842 999

– Novotel Hạ Long: 4*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy; Tel: 033 3848 108.

– Mường Thanh Hạ Long: 4*, Khu đô thị Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3812 468.

– Sài Gòn Hạ Long: 4*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3845 845.

– Grand Hạ Long: 4*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3846 780.

– Sunlight: 3*, 88 Khu đô thị Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3848379.

– Công Đoàn Hạ Long: 3*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3846 780

– New Star Hạ Long: 3*, Khu đô thị Hùng Thắng, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3515 288

– Vân Hải II: 3*, 08 Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3848 834.

– Vân Hải: 2*, 32 Anh Đào, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3846 403.

– Biển Đông: 2*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 2846 677.

– Vịnh Hạ Long: 2*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3845209.

– Hạ Long 3: 2*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3846 316.

– Hà Nội – Hạ Long: 2*, Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3846 445

– Du thuyền Paradise: Đảo Tuần Châu, Hạ Long; Tel: 033 3819 999.

– Du thuyền Emeraude: Hạ Long, Quảng Ninh; Tel: 04 39351888.

– Du thuyền Bhaya: Văn phòng 47 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội ; Tel : 04 39446777.

– Du thuyền Glory: Văn phòng Tầng 2, 60 Nguyễn Trường Tộ, Ba Đình, Hà Nội; Tel: 04 3927 5797.

– Du thuyền Hương Hải: Cảng Royal, Bãi Cháy, Hạ Long; Tel: 033 3511168

– Du thuyền Bài Thơ: Tổ 34, Khu 2A, Cao Xanh, Hạ Long; Tel: 033 3829325.

– Majestic VRG Quảng Ninh: 5*, 05 Đại lộ Hòa Bình, P. Trần Phú, TP Móng Cái; Tel: 033 3746888.

– Li Lai: 5*, Đường Tuệ Tĩnh, Ka Long, TP Móng Cái; Tel; 033 3887 888.

– Hoà Bình: Đường Hữu Nghị, TP Móng Cái; Tel: 033 3881 039.

– Hữu Nghị: Đường Nguyễn Du, TP Móng Cái; Tel: 033 3881 408

– Công Đoàn Móng Cái: Đường Hùng Vương, TP Móng Cái; Tel: 033 3881165.

– Hoàng Long: Hùng Vương, P. Ka Long, TP Móng Cái; Tel: 033 3881 011.

– Phương Đông: Đường Hữu Nghị, TP Móng Cái; Tel: 033 3881 250.

– Sao Biển: Bãi biển Trà Cổ, TP Móng Cái; Tel: 033 3780 264.

– Trà Cổ: Bãi biển Trà Cổ, TP Móng Cái; Tel: 033 3780 273

– Trà Long: Bãi biển Trà Cổ, TP Móng Cái; Tel; 033 3780 131.

– Thương Mại: 2*, 496 Quang Trung, TP Uông Bí; Tel: 033 3660 088.

– Thanh Lịch: P. Trưng Vương, TP Uông Bí; Tel: 033 3845 387.

– Vân Long: 2*, P. Trần Phú, TP Cẩm Phả; Tel: 033 3722 561.

– Hải Yến: Trần Phú, TP Cẩm Phả; Tel: 033 3862 250.

– Sơn Hà: Hà Côi, thị trấn Quảng Hà, Huyện Hải Hà; Tel: 033 3879 376.

– Suối Tiên: thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên; Tel: 033 3876210.

– Thủy Tiên: Tiên Yên, huyện Tiên Yên; Tel: 033 3876 210.

– Nhà nghỉ Hương Quế 1: khu 8, thị trấn Cái Rồng; Tel: 033 3874 126.

– Nhà khách UBND huyện Cô Tô: thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô; Tel: 033 3889 388.

– Nhà nghỉ Hương Quế II: khu 8, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn; Tel: 033 3874 113

– Hoàng Gia: khu 3, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô.

– Minh Châu Resort: 3*, Ninh Hải, Minh Châu, Vân Đồn.

– Le Pont Minh Châu Hotel: Bãi Biển Minh Châu, Hạ Long.

– Vân Hải Xanh : 2*, Sơn Hào, Quan Lạn, Vân Đồn.

– Robinson Ecolodge Minh Châu : 1*, Bãi Robinson, xã Minh Châu, Vân Đồn.

– Ann Hotel : thôn Đông Nam, Quan Lạn, Vân Đồn.

13- Lễ hội ở Quảng Ninh:

– Lễ hội Yên Tử: ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

– Hội Đình Trà Cổ: ngày 1 tháng 6 âm lịch.

– Lễ hội Hoa Anh Đào Hạ Long: tổ chức lần 1 vào năm 2013, lần 2 vào tháng 4 năm 2014 ( dương lịch) từ ngày 11 đến ngày 13. Hướng tới tổ chức thường niên để thắt chặt tình hữu nghị giữa Quảng Ninh và xứ sở hoa anh đào Nhật Bản.

– Lễ hội Bạch Đằng: mùng 7 đến mùng 9 tháng 3 âm lịch.

– Hội đền Cửa Ông: mùng 3 và mùng 4 tháng 3 âm lịch.

– Lễ hội đền Bà Men: 19 và 20 tháng Giêng âm lịch.

– Lễ hội Đình làng My Sơn: 16 tháng Giêng âm lịch.

– Lễ hội Quan Lạn: 18/6 – 20/6 âm lịch.

– Lễ hội Thập Cửu Tiên Công: mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

Theo QNP, baoquangninh.com.vn

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago