Tết Hàn thực còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay diễn ra vào ngày mùng 3/3 âm lịch hàng năm. Tết Hàn thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.
Vào ngày Tết Hàn thực, mỗi gia đình đều chuẩn bị bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên bàn thờ, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.
Bạn đang xem: Nguồn gốc, ý nghĩa tốt đẹp của Tết Hàn thực trong văn hóa người Việt
Trong đời sống người Việt, đặc biệt là các dân tộc ở miền núi phía Bắc, Tết Hàn thực là ngày lễ lớn. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Hàn thực như thế nào?
Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “tết Hàn thực” là tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này có nguồn gốc từ Trung Quốc với điển tích Giới Tử Thôi chết cháy.
Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Trên đường lánh nạn, vua Tấn được hiền sĩ Giới Tử Thôi hết lòng phò trợ. Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Thậm chí, lúc lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi còn lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu dâng lên vua.
Sau khi biết sự việc, vua Tấn đem lòng cảm kích vô cùng. Thế nhưng, khi đoạt lại ngôi báu, lúc phong thần cho những người có công, vua Tấn lại quên mất sự giúp đỡ của Giới Tử Thôi.
Xem thêm : Sữa chua Hoff nhiều vị (vỉ 4 hũ)
Tuy vậy, Giới Tử Thôi vẫn không hề oán giận, ông trở về đưa mẹ già vào trong núi ở ẩn. Một thời gian sau, khi vua nhớ ra bèn cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu về lĩnh thưởng. Vua thấy vậy hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra mặt nhưng lại khiến mẹ con ông bỏ mạng chốn núi rừng vào đúng ngày 3/3 âm lịch.
Cái chết của Giới Tử Thôi khiến vua đau lòng và ân hận. Vua Tấn cho lập miếu thờ, hạ lệnh kiêng dùng lửa suốt 3 ngày và chỉ ăn thức ăn nguội lạnh nấu sẵn. Hàng năm, cứ đến 3/3 âm lịch, người dân bị cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước.
Theo phong tục cổ truyền, ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày tết Hàn thực, tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Tết Hàn thực 2023 diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch, nhằm thứ Bảy, ngày 22/4 dương lịch.
Mặc dù nguồn gốc của Tết Hàn thực là vậy, tuy nhiên ở Việt Nam, ngày này không phải để tưởng nhớ Tử Thôi mà có ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Tết Hàn thực của người Việt mang màu sắc dân tộc riêng, được lưu giữ mãi trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, các gia đình làm bánh trôi, bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và kiêng không đốt lửa. Ở nhiều nơi, người dân cũng làm bánh trôi, bánh chay cúng thần hoàng. Những món ăn được nấu trong dịp này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu một lòng hướng về tổ tiên, nguồn cội.
Tại Việt Nam, Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Tết Hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Đồng thời, mâm cúng Tết Hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
Xem thêm : Tại sao ngủ lúc 4h – 5h chiều khi thức dậy lại thấy người mệt mỏi, nặng trĩu?
Do Tết Hàn thực có ý nghĩa là mọi nhà ăn đồ lạnh nên vào ngày này, những đĩa bánh trôi, bánh chay – mang hương vị thanh trong của đất trời – luôn được các gia đình chuẩn bị dâng cúng lên tổ tiên. Đây là đồ cúng quan trọng nhất làm nên nét riêng cho Tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ nước ta còn gọi Tết Hàn thực là ngày bánh trôi, bánh chay.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi của dân Việt vào ngày Tết Hàn thực nhiều khả năng được du nhập từ thời Lê. Trong Vân đài loại ngữ, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng từng cho biết: “Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn”.
Ngoài ra, vào khoảng thế kỷ XVI, trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa có viết: “Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh”.
Cho nên, tục ăn bánh trôi bánh chay đã có từ thời ông bà xưa, tựa như một dấu hiệu may mắn thuận theo cội nguồn dân tộc.
Hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân đường phèn hình vuông, gợi lên câu tục ngữ “mẹ tròn con vuông”. Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.
Bởi vậy, ăn bánh trôi vào ngày Tết Hàn thực vừa là một cách tưởng nhớ người đã khuất, vừa là cách chiêu cầu may mắn cho bản thân và gia đình. Người có thời gian thì dậy từ sớm, chuẩn bị bột để làm bánh trôi, bánh chay và dâng cả hoa tươi, quả ngọt lên bàn thờ gia tiên. Còn người bận rộn nơi phố thị cũng không quên sà vào quầy hàng bên đường mua nhanh chóng đĩa bánh trôi, bánh chay ăn lấy “khước” (lấy may).
Tục ăn bánh trôi bánh chay từ xa xưa, như tấm lòng hiếu kính thơm thảo của người đời sau nhớ về cội nguồn. Ấy là tục đẹp sẽ còn mãi với thời gian…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/02/2024 05:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024