Dưới đây là lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc “thai 10 tuần như thế nào” giúp em bầu hiểu rõ hơn về sự thay đổi và phát triển của thai nhi ở giai đoạn này:
Thai nhi 10 tuần tuổi đã hình thành các cơ quan chính trong cơ thể
Sự phát triển của thai nhi khi đã đạt mốc 10 tuần tuổi đầu tiên
+ Hình thành những cơ quan chính trong cơ thể.
+ Giữa các ngón chân và tay của bé đã không còn màng và đồng thời bắt đầu hình thành móng tay.
+ Đầu thai bắt đầu to ra do não phát triển nhanh chóng.
+ Lúc này, các khớp thần kinh phát triển trong tủy sống sẽ giúp thai nhi có thể cử động chân tay, các ngón chân, ngón tay.
+ Răng cứng hơn, liên kết với xương hàm và đang dần mọc răng. Phần lớn, trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ở sau khi chào đời từ 6 đến 10 tháng tuổi. Một số ít trẻ sinh ra đã có 1 đến 2 chiếc răng.
+ Mắt của bé gần như đã được hình thành đầy đủ bao gồm các phần như giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, đồng từ và võng mạc. Lúc này, mắt bé có thể nhìn thấy nhưng bé vẫn nhắm mắt do mí mắt che phủ. Đến tuần 27 bé mới mở mắt.
+ Hình thành đầu gối, tay, khuỷu tay, mắt cá chân. Cha mẹ có thể quan sát qua hình ảnh siêu âm.
+ Dạ dày của thai nhi đã có thể tiết dịch vị.
+ Thận của thai nhi sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn.
+ Lúc này, thai nhi sẽ có thể đạt 0,4kg và chiều dài của thai có thể đạt 3,1 đến 4 cm.
Xem thêm : Khám phá nghề lái tàu đường sắt
+ Nhịp tim thai 10 tuần thường rất nhẹ và rất khó để cảm nhận mà chỉ có thể nhận biết qua phương pháp siêu âm. Trung bình nhịp tim của thai nhi có thể đạt 140 đến 170 nhịp trên phút. Tình trạng thai nhi đập quá nhanh hay quá chậm đều là những dấu hiệu bất thường là có thể tính đến nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh lắng nghe sự hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
+ Ở giai đoạn này, thai đã có thể xoay người, đạp, trườn,… Nhưng vì thai còn quá nhỏ nên mẹ bầu sẽ không cảm nhận được. Phải chờ đến tuần thai thứ 16, mẹ bầu mới có thể cảm nhận được rõ hoạt động của thai nhi trong bụng.
+ Siêu âm thai 10 tuần tuổi biết trai hay gái chưa: Nhiều mẹ bầu tin rằng dựa vào nhịp tim ở tuần thai thứ 10 có thể dự đoán được giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh hay chậm của thai không liên quan đến giới tính của thai nhi.
Mẹ bầu có nhiều thay đổi về tinh thần và thể chất khi mang thai
Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 10
Ngoài những thay đổi của thai nhi trong bụng, cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi như sau:
+ Bụng của mẹ đã nhô ra, vòng eo to hơn. Tuy nhiên, kích thước vòng eo lúc này sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa mẹ bầu.
+ Tử cung của mẹ to hơn vì thai nhi đã tăng dần về kích thước.
+ Mẹ dễ bị ợ chua, trào ngược và táo bón. Do đó nên cho mẹ bổ sung chất xơ, đặc biệt lưu ý không nên nằm ngay sau khi ăn.
+ Cơ thể mệt mỏi và nặng nề hơn.
+ Do thay đổi về nội tiết tố nên mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về da như quầng thâm núm vú. Thời điểm này, do gia tăng lưu lượng máu nên da của chị em cũng có sự tươi tắn hơn nhiều.
+ Chóng mặt: Thai nhi ngày càng phát triển và cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn khiến áp lực máu tăng cao, vì thế mẹ bầu sẽ dễ bị chóng mặt. Lúc này, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi và nên uống nhiều nước.
+ Ở thời điểm này, mẹ bầu vẫn có thể bị ốm nghén, buồn nôn.
Xem thêm : Sinh viên vay tiền ngân hàng như thế nào và cần những điều kiện gì
+ Mẹ bầu có nhiều thay đổi về cảm xúc, nhạy cảm, dễ xúc động, hay cáu gắt vô cớ.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:
– Tuân thủ theo lịch khám thai của các bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và những vấn đề sức khỏe của mẹ, điều chỉnh và xử trí kịp thời những bất thường, từ đó, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong quá trình mang thai
– Những thực phẩm mà mẹ bầu nên bổ sung:
+ Thực phẩm giàu vitamin B6 như cam quýt, khoai tây, các loại rau màu xanh,… để cải thiện triệu chứng buồn nôn.
+ Thực phẩm chứa axit folic để hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai và đặc biệt là ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Một số thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến như đậu đỏ, đậu đen súp lơ xanh, cam, gan động vật,…
+ Thực phẩm chứa nhiều protein giúp phát triển tế bào mô của thai và tế bào mô tuyến vú, tử cung của mẹ. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung ở mức vừa phải. Các loại thực phẩm có chứa nhiều protein có thể kể đến như cá, trứng, sữa, thịt,…
+ Thực phẩm chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu. Cụ thể mẹ bầu nên bổ sung một số thực phẩm như thịt bò, các loại hạt, rau màu xanh đậm hay gan, tim cật,…
Khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi
+ Thực phẩm chứa nhiều canxi rất cần thiết cho quá trình đông máu, hoạt động hệ thần kinh, xương khớp ở mẹ và sự phát triển hệ thống xương khớp, răng của bé. Những mẹ bầu thiếu canxi dễ bị đau nhức xương và dẫn tới tình trạng còi xương ở thai nhi.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu rõ về thai 10 tuần như thế nào và những gợi ý để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh. Cơ địa của mỗi mẹ bầu khác nhau và sự phát triển của thai nhi luôn cần được theo dõi sát sao, vì thế mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến vấn đề khám thai. Nếu có nhu cầu khám thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDALTEC để được hướng dẫn đăng ký và đặt lịch sớm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/03/2024 15:15
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024