Nhiều người khi thấy hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái không khỏi hoang mang lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp mọi người giải đáp được thắc mắc trên.
- Chức năng của lưới điện quốc gia là gì? Trộm dây cáp điện có bị đi tù không?
- Danh sách các bệnh viện tuyến trung ương năm 2023
- Giải đáp: Đường dây 500kv được xây dựng nhằm mục đích
- Bác sĩ giải đáp: Bầu tắm đêm có sao không? Mẹ nào hay tắm đêm nhất định phải xem!
- Bàn về hiệu lực đối kháng với người thứ ba
1. Hiện tượng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là gì?
Nổi cục cứng ở bụng là hiện tượng khá nhiều người gặp phải. Vị trí của cục cứng có thể là nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải; nổi cục cứng dọc theo khung đại tràng; bụng nổi cục trên rốn; nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái. Đó có thể là các khối u ở đường ruột hoặc nhân xơ xuất hiện dưới lớp mỡ, u mỡ hoặc cũng có thể chỉ là do nhu động ruột bị kích thích khi táo bón…
Bạn đang xem: Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là cảm giác căng cứng, sờ bụng dưới có cục cứng có thể cảm nhận được. Kích thước của cục cứng ở mỗi người không giống nhau. Hiện tượng này thường đi kèm thêm các triệu chứng khác ở ổ bụng.
2. Triệu chứng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái
Nổi cục cứng ở ở bụng nói chung và nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái nói riêng có thể xuất hiện kèm hoặc không kèm với các triệu chứng khác. Nhưng nhìn chung có thể quy về các triệu chứng sau:
- Cục cứng có thể cảm nhận được bằng tay khi sờ vào vùng bụng dưới ở bên trái.
- Kích thước của cục cứng có thể từ nhỏ hơn viên bi tới lớn hơn quả bóng bàn.
- Cục cứng có thể gây đau hoặc không đau. Nếu đau, cơn đau có thể xuất hiện tại vị trí cục cứng hoặc lan ra cả vùng bụng. Đau xuất hiện từng cơn, quặn thắt hoặc âm ỉ.
- Chướng bụng, đầy hơi.
- Buồn nôn.
- Tiêu chảy.
- Nước tiểu đổi màu.
3. Nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trong đó không loại trừ nguyên nhân bệnh lý.
3.1. Hiện tượng tăng co thắt ruột
Đau bụng dưới bên trái kèm nổi cục cứng sau đó mất đi nhiều khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa nhiều khả năng do tăng co thắt ruột. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Có thể do tăng kích thích hoạt động hệ thần kinh thực vật hoặc do thức ăn, nhiễm trùng hoặc có sự tắc nghẽn ở bụng dưới bên trái.
3.2. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là một bệnh tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta. Ngoài vị trí nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, hội chứng ruột kích thích còn có thể nổi cục cứng ở bụng dưới bên phải hoặc bụng nổi cục trên rốn… Đi kèm theo đó là đau bụng, rối loạn đại tiện, phân lẫn nhầy nhưng không có máu.
3.3. Khối u ở cơ quan sinh sản
Xem thêm : Sữa dưỡng thể Vaseline có bôi lên mặt được không?
Đối với phụ nữ, cục cứng ở ổ bụng có thể là khối u đang tồn tại trong cơ quan sinh sản. Đó có thể là u xơ tử cung hay u nang buồng trứng.
- U xơ tử cung: Đây là một trong những câu trả lời phổ biến cho nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì. Bệnh thường gặp ở nữ giới do sự mất cân bằng nội tiết tố Estrogen. Hormone này quyết định tới các khối u, gây nên đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt. Giai đoạn khi nổi cục cứng ở bụng bằng quả trứng vịt là u xơ đã phát triển to, cơ thể cảm thấy nặng nề, khó chịu.Nổi cục cứng ở bụng dưới khi mang thai do u xơ tử cung giai đoạn nặng có thể khiến sảy thai hoặc sinh non do áp lực từ u xơ gây nên.
- U nang buồng trứng: Mỗi tháng có một tế bào trứng rụng và đào thải nếu không được thụ tinh. Nhưng một số trường hợp trứng không rụng mà tồn tại trên bề mặt buồng trứng. Tế bào trứng này trở thành một túi chứa đầy chất lỏng gọi là u nang buồng trứng. Nếu kích thước nhỏ, nó sẽ không gây ra triệu chứng. Nếu phát triển lớn hơn có thể gây đau vùng chậu, đau lưng, tăng cân, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, dạng u này thường không tiến triển thành ung thư.
3.4. Khối u ở da gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái
Đôi khi tình trạng nổi cục cứng không xuất phát từ bên trong ổ bụng như người bệnh lầm tưởng mà nó ở ngay dưới da. Đó có thể là u nang bã đậu hay u xơ da.
- U nang bã đậu: Hình thành xung quanh các tế bào keratin bị mắc kẹt. Loại u này phổ biến ở người bị mụn trứng cá hoặc tổn thương da. Nếu không bị nhiễm trùng, có mủ thì loại u này không gây đau.
- U xơ da: Khôi u này có thể xuất hiện sau một chấn thương nhẹ. Nó thường có màu đỏ, hồng, nâu, kích thước nhỏ. Có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm, thường không gây đau nhưng có thể gây ngứa.
3.5. U mỡ
U mỡ được hình thành do sự tăng trưởng của lớp mỡ giữa cơ và da phía trên. Khối u mỡ không tiến triển thành ung thư. Nó có dạng u mềm, dễ di chuyển dưới da.
3.6. Di chứng hậu phẫu
Cục cứng ở bụng có thể xảy ra đối với người đã từng trải qua phẫu thuật. Vết mổ phẫu thuật ở vùng bụng dưới bên trái có thể khiến thành bụng ở vị trí này yếu đi. Nếu người bệnh tăng cân, mang thai, hoạt động quá mức quá sớm sau phẫu thuật có thể gây tăng áp lực ổ bụng, kéo dài vết mổ. Từ đó khiến các chất bên trong nhô lên qua vết mổ.
3.7. Ung thư đại tràng gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái
Khối u trong thành đại tràng được phát triển từ những tế bào bất thường và phát triển thành ác tính. Các triệu chứng thường là mệt mỏi không rõ nguyên nhân; đi ngoài ra máu, giảm cân đột ngột… Căn bệnh này có thể đe dọa tới tính mạng.
4. Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái có nguy hiểm không?
Về cơ bản với những tình trạng hội chứng ruột kích thích hay các khối u lành tính thì không quá nguy hiểm. Nhưng đối với với trường hợp khối u phát triển với kích thước lớn gây chèn ép dây thần kinh, mô và các cơ quan lân cận thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Đặc biệt, trường hợp u ác tính có thể khiến người bệnh tử vong.
5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Bụng nổi cục cứng trong thời gian dài, gây khó chịu.
- Đau quặn từng cơn.
- Bụng cảm thấy nặng nề
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Nôn
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Ra nhiều khí hư, tiểu buốt, kinh nguyệt kéo dài trên hai tuần, đau bụng và đau lưng xen kẽ.
6. Chẩn đoán
Xem thêm : Ưu, nhược điểm của các loại đèn – Đèn Compact – Đèn Sợi đốt – Đèn Led – Đèn Halogen
Sau khi tiến hành chẩn đoán lâm sàng về bệnh sử, triệu chứng, thời điểm xuất hiện nổi cục cứng ở bụng, các bác sĩ sẽ xác định sơ bộ cơ quan hay cấu trúc nào bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, để phán đoán chuẩn xác hơn, các xét nghiệm hình ảnh học thường được chỉ định để xem kích thước, vị trí khối u cũng như xác định bản chất của cục cứng trong bụng. Các phương pháp này bao gồm chụp X-quang bụng, siêu âm bụng, chụp CT ổ bụng, nội soi….
Đối với trường hợp xác định dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Một số trường hợp nghi ngờ ung thư sẽ cần sinh thiết để xác định u ác tính hay lành tính.
7. Cách điều trị tình trạng nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái và kích thước của cục cứng mà cách xử lý sẽ khác nhau. Một số trường hợp u lành tính với kích thước nhỏ có thể không cần phải can thiệp y khoa nhưng cần theo dõi kích thước khối u định kỳ. Đối với các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị triệu chứng và ngăn tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, với khối u lớn hoặc trường hợp ung thư chưa di căn có thể cần chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị, xạ trị cũng có thể được chỉ định với trường hợp ung thư.
Riêng đối với trường hợp hội chứng ruột kích thích, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng theo hướng khoa học, có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
- Cây lược vàng: Nhai sống lá lược vàng trước bữa ăn, ngày ba lần. Hoặc hãm lá lược vàng để uống nhiều lần trong ngày.
- Củ riềng: Sắc uống 20g riềng tươi và 20g lá lốt để sử dụng thay nước lọc.
- Củ sen: Nấu cháo củ sen với gạo tẻ, đậu ván giúp điều hòa hoạt động của dạ dày và đại tràng.
- Lá mơ lông: Tráng trứng hoặc xay lá mơ lông lấy nước uống giúp thanh nhiệt giải độc.
8. Cách phòng tránh
Không có biện pháp nào có thể hoàn toàn phòng tránh tất cả các nguyên nhân gây nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, cá béo, uống nhiều nước… Hạn chế đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều đường, muối, rượu bia…
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép. Nếu bị thừa cân, béo phì hãy giảm cân bằng cách tập luyện và áp dụng chế độ ăn kiêng khoa học.
- Rèn luyện thể lực đều đặn để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như béo phì, nghiện rượu bia, thuốc lá, người có tiền sử gia đình có người bị ung thư…
Trên đây là những thông tin cơ bản về nổi cục ở bụng dưới bên trái. Nếu bạn gặp phải tình trạng này nên cẩn thận theo dõi và tiến hành thăm khám điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp, bạn có thể liên hệ qua số hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Mách bạn 5 cách chữa đầy bụng dân gian chỉ trong “một nốt nhạc”
- Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp