Sau khi thụ tinh thành công, trứng sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển thành phôi thai. Trong giai đoạn này, các chị em sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội. Vậy tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng? Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải được hiện tượng sinh lý này, xem ngay nhé!
Trước khi tìm hiểu thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, cần phải nắm rõ nguyên nhân tại sao lại gây ra hiện tượng đau bụng này.
Bạn đang xem: Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai đã vào tử cung
Quá trình mang thai sẽ bắt đầu từ việc thụ tinh của trứng và tinh trùng, tạo thành hợp tử. Hợp tử bắt đầu nhân lên, phát triển và di chuyển dần xuống tử cung, trải qua các giai đoạn từ phôi dâu đến phôi nang. Cuối cùng, phôi nang sẽ bám sâu vào niêm mạc tử cung của người mẹ để làm tổ.
Để giúp quá trình phôi thai bám sâu vào lớp niêm mạc tử cung của người mẹ được thuận lợi hơn, cơ thể sẽ sản sinh ra các men ly giải. Điều này sẽ gây ra cảm giác đau ở vùng bụng dưới do thai làm tổ. Cơn đau bụng thường chỉ lâm râm, căng tức nhẹ và sẽ không tăng lên mà có xu hướng giảm dần đi khi mẹ nghỉ ngơi.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 28% phụ nữ mang thai phải trải qua cảm giác đau bụng dưới khi thai làm tổ trong tử cung. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại.
Đau bụng là hiện tượng sinh lý thường gặp khi thai vào tổ. Vậy thai làm tổ đau bụng bao lâu thì khỏi? Thông thường, quá trình làm tổ sẽ diễn ra trong khoảng 6 – 10 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Và hiện tượng đau bụng dưới khi thai vào tổ thường sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Các cơn đau thường không tăng lên mà sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thư giãn và nghỉ ngơi.
Xem thêm : Sổ bảo hiểm xã hội điện tử là gì? Làm thế nào để đăng ký?
Những cơn đau bụng do thai làm tổ chỉ gây ra cảm giác râm ran và đau nhói ở phần bụng dưới. Tuy nhiên, sẽ không khó chịu như cơn đau bụng ở kỳ kinh nguyệt. Lúc này, mẹ cần lưu ý không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau. Bởi những loại thuốc này có thể khiến thai nhi không thể làm tổ hoặc thậm chí là sảy thai.
Sau khi giải đáp được cho thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thai nhi đã vào tổ an toàn sẽ là vấn đề tiếp theo mà mẹ quan tâm. Theo đó, mẹ có thể nhận biết thai đã vào tổ an toàn thông qua việc theo dõi một số dấu hiệu phổ biến như:
Sự gia tăng nồng độ progesterone sau khi thai bám vào niêm mạc sẽ làm cho cổ tử cung sưng to và tạo ra nhiều dịch nhầy hơn. Đây là dấu hiệu nhận biết thai đã vào tổ an toàn, chất nhầy thường có lẫn chút máu, màu hồng hoặc hơi nâu.
Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thai đã vào tử cung. Máu báo thai thường có màu hồng nhạt và ít, không giống với màu đỏ đậm của kinh nguyệt. Thường không xuất hiện đều đặn, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Một số phụ nữ có thể trải qua sự thay đổi trong vùng ngực, bao gồm sưng to, đau, hay nhạy cảm hơn. Điều này có thể là dấu hiệu của sự tăng hormone thai kỳ.
Buồn nôn và nôn mửa sẽ thường xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt của thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của sự thay đổi hormone và tác động của thai nhi lên cơ tử cung.
Xem thêm : Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng (SGK mới)
Một số phụ nữ có thể trải qua thay đổi trong vị giác và mùi khi mang thai. Có thể có mùi kháng khuẩn hay thức ăn mà họ trước đây không cảm nhận được.
Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng tâm sinh lý khác thường, bao gồm tăng ham muốn tình dục hoặc giảm ham muốn.
Nhìn chung, mỗi người phụ nữ có thể trải qua các dấu hiệu khác nhau và không phải ai cũng trải qua tất cả các dấu hiệu này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào và nghi ngờ có thai, việc thực hiện xét nghiệm thai hay thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để xác định thai kỳ.
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề đau bụng do thai làm tổ bao lâu thì kết, các mẹ cũng cần chú ý những trường hợp đau bụng sau đây nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời như:
Trong các trường hợp này, mẹ bầu cần tới cơ sở y tế ngay để được tư vấn và khám bệnh. Điều này giúp xác định nguyên nhân của đau bụng và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp, đồng thời đảm bảo sự chăm sóc kịp thời. Bởi lúc này, tình trạng đau bụng không còn là do thai làm tổ gây ra nữa.
Để giúp thai nhi ổn định nhanh hơn cũng như làm giảm bớt cảm giác khó chịu do cơn đau gây ra, mẹ bầu có thể áp dụng thử một số phương pháp sau:
Hi vọng qua bài viết chia sẻ này, các mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng và thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết. Đồng thời, nắm được những dấu hiệu cho thấy thai nhi đã vào tổ an toàn để giúp mẹ phần nào yên tâm và có tâm lý thoải mái hơn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/04/2024 08:20
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…