Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì ?

Kinh tế chính trị Mác – Lênin hay kinh tế chính trị Mác – Lênin, là học thuyết kinh tế chính trị do Marx, Engels và sau này là Lênin phát triển trong thời đại mới, đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất, trao đổi được điều chỉnh. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đó chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là một khái niệm kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Mác – Lênin.Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là một khái niệm kinh tế chính trị Mác – Lênin dùng để chỉ giá trị bù đắp của tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động được sử dụng để sản xuất hàng hóa cho các nhà tư bản. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến nội dung “Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì ?”

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì ?

Chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Đối với tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Chi phí này được định nghĩa là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là k.

Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện khái niệm này đã xóa đi ranh giới giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư (đó là tư bản khả biến).

2. Công thức tính chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Muốn tạo ra giá trị hàng hoá, tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m).

Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí tạo ra giá trị hàng hoá. Ký hiệu giá trị hàng hóa: W = c + v + m.

Song, đối với nhà tư bản, họ không phải chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu bằng k (k = c + v).

Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá.

Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hóa (W = c + v + m) sẽ chuyển thành W = k + m.

Như vậy, giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau cả về mặt lượng lẫn mặt chất.

Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá:

(c + v) < (c + v + m)

Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước.

Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c1) là 1200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên, nhiên, vật liệu

(c2) là 300 và tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:

Chi phí sản xuất là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ. Tư bản ứng trước là: 1200 + 480 đơn vị tiền tệ.

Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và chi phí tư bản luôn bằng nhau và cùng ký hiệu là k (k = c + v).

Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hoá.

C.Mác viết: phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị.

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

3. Ví dụ về chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Một nhà tư bản sản xuất đầu tư tư bản với số tư bản cố định (c1) là 1.200 đơn vị tiền tệ; số tư bản lưu động (c2 và v) là 480 đơn vị tiền tệ (trong đó giá trị của nguyên nhiên, vật liệu (c2) là 300, tiền công (v) là 180). Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đơn vị tiền tệ, thì:

Chi phí sản xuất (k) là: 120 + 480 = 600 đơn vị tiền tệ.

Tư bản ứng trước (K) là: 1.200 + 480 = 1.680 đơn vị tiền tệ.

Tức là K > k

Nhưng khi nghiên cứu, C.Mác thường giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất luôn bằng nhau (K = k).

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hóa: w = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công thức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người ta thấy dường như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, là nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc mà khách hàng đang mắc phải.