Categories: Tổng hợp

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là bình thường?

Published by

1. Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn. Mẹ có thể hình dung hình ảnh thai nhi 36 tuần nặng khoảng 2,6kg, dài khoảng 47,4 cm. Như vậy, kích thước của thai nhi 36 tuần tuổi sẽ cỡ bằng bông cải to.

Các chỉ số thai nhi tuần 36 cũng gần như đã hoàn chỉnh. Vì thế mẹ có thể dựa vào chỉ số siêu âm thai 36 tuần để xác định xem con có tăng trưởng ổn định không.

Dưới đây là các chỉ số bình thường của thai 36 tuần:

• Đường kính lưỡng đỉnh thai 36 tuần (BPD): 83 – 96mm, trung bình 90mm.

• Chu vi vòng bụng (AC): 285 – 375mm, trung bình 318mm.

• Chiều dài xương đùi thai nhi 36 tuần (FL): 64 – 79mm, trung bình 70mm.

• Chu vi vòng đầu (HC): 309 – 352mm, trung bình 324mm.

• Nhịp tim thai nhi 36 tuần tuổi: 120 – 160 lần/phút.

Theo các bác sĩ, mặc dù cân nặng của mẹ bầu sẽ không tăng trong những tháng cuối cùng, nhưng cân nặng thai nhi tuần 36 trở đi vẫn có thể tăng đến 500gr/ tuần. Do đó, mẹ cần tiếp tục chế độ dinh dưỡng cân bằng và hiệu quả, nhằm giúp bé đạt được mức tăng trưởng tốt nhất và phát triển khỏe mạnh khi chào đời.

>> Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân đạt chuẩn?

2. Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi tuần 36 đã hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể như:

2.1. Phát triển da và xương

Phần má của thai nhi sẽ hình thành lớp mỡ và cơ, làm khuôn mặt bé đầy đặn và phúng phính hơn. Mẹ có thể nhận thấy sự khác biệt này qua kết quả siêu âm thai 36 tuần tuổi so với các tuần trước.

Phần xương cấu tạo nên hộp sọ (sự đúc khuôn hộp sọ) chồng chéo lên nhau trong khi đầu bé vẫn được bảo vệ bên trong xương chậu của mẹ. Sự phát triển này giúp đầu thai nhi dễ dàng di chuyển qua kênh sinh.

2.2. Phát triển hệ tiêu hóa

Thai nhi 36 tuần đã phát triển hệ tiêu hóa nhưng chưa hoàn thiện. Lúc ở trong bụng mẹ, thai nhi nhận chất dinh dưỡng chủ yếu qua dây rốn, dù đã hình thành nhưng hệ tiêu hóa vẫn chưa thể hoạt động tốt như chức năng của hệ tuần hoàn máu, hệ miễn dịch.

2.3. Phát triển thính giác nhạy bén

Thính giác của thai nhi đã phát triển từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Đến tuần 36, thính giác của bé hoàn chỉnh và nhạy bén hơn. Bé không chỉ nghe thấy mà còn ghi nhớ được âm thanh, giọng nói của mẹ, tiếng nhạc, thậm chí là giật mình vì tiếng động lớn bên ngoài.

2.4. Mất lớp sáp bã nhờn bao phủ

Bã nhờn thai nhi là chất sáp màu trắng bao phủ phần lớn cơ thể bé trong suốt 9 tháng. Lớp sáp chiếm khoảng 80% nước, còn lại là chất béo, protein và các chất hỗ trợ hệ miễn dịch. Thai nhi phát triển đến tuần 36 sẽ nuốt lớp sáp bã nhờn để đường ruột bắt đầu hoạt động.

2.5. Xương toàn thân và hộp sọ mềm

Các mảnh cấu tạo xương sọ của thai nhi vẫn chưa liền hẳn để đầu thai nhi có thể di chuyển qua kênh sinh nhỏ hẹp vào khoảng tuần 40. Khi chào đời, phần đầu của bé sẽ móp méo nhưng sẽ bình thường trở lại sau vài ngày.

3. Lời khuyên của bác sĩ dành cho phụ nữ mang thai tuần 36

Bên cạnh tìm hiểu em bé 36 tuần nặng bao nhiêu và sự phát triển của bé trong giai đoạn này, khi thai 36 tuần, mẹ bầu nên lưu ý và chuẩn bị những điều sau đây theo khuyến nghị của bác sĩ:

3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu 36 tuần nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Chế độ ăn của mẹ cần đủ các dưỡng chất như protein (thịt, cá, sữa, trứng), chất xơ (rau, củ, quả), canxi (tôm, cua, hải sản), axit béo (cá hồi, các loại hạt) và vitamin (trái cây).

>> Xem thêm: Cách bổ sung canxi cho mẹ bầu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ nên kết hợp bổ sung sữa bầu để tăng cường dinh dưỡng, giúp con đủ chất, mẹ khỏe mạnh và “vượt cạn” thành công. Frisomum Gold là dòng sữa dành cho mẹ bầu với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.

Frisomum Gold cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho bé với đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu như Canxi, Sắt, Axit Folic, DHA, Choline, vitamin A… Không chỉ giúp bé tăng trưởng cân nặng đạt chuẩn, mà còn góp phần nuôi dưỡng chức năng não bộ của thai nhi hoàn thiện và phát triển tối ưu. Đặc biệt, hàm lượng cao Canxi, vitamin D, Kali trong sữa Frisomum Gold còn giúp thai nhi hình thành hệ xương răng vững chắc ngay từ trong bụng mẹ.

Song song đó, để tiếp thêm năng lượng cho mẹ trong suốt hành trình mang thai, sữa còn chứa Magie và các vitamin nhóm B. Những dưỡng chất cần thiết này sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh, góp phần giảm căng thẳng, đau đầu và mệt mỏi cho mẹ hiệu quả.

Đồng thời, chỉ số đường huyết thấp (GI=25) của sữa Frisomum Gold sẽ giúp mẹ dễ dàng kiểm soát cân nặng, an tâm sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ & bé mà vẫn hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, sữa có hương vị thanh nhạt với 2 mùi hương cam, vani dễ chịu, phù hợp với cả mẹ đang trong giai đoạn ốm nghén.

3.2. Chú ý chuyển động của thai nhi

Nhiều mẹ lo lắng không biết thai 36 tuần ít đạp có sao không. Thực tế, thai nhi 36 tuần tuổi chuyển động nhẹ nhàng hơn, không còn đạp mạnh như trước. Nhưng nếu sự chuyển động giảm rõ rệt, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra. Trong trường hợp thai 36 tuần đạp nhiều thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường, cho thấy con vẫn rất khỏe mạnh.

3.3. Vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu có thể vận động cơ thể nhẹ nhàng với bài tập như yoga, đi bộ,… giúp lưu thông khí huyết, kích thích tuần hoàn đến thai nhi. Do vậy, các bác sĩ đều khuyến khích mẹ bầu 36 tuần nên duy trì thói quen vận động hàng ngày để dễ sinh hơn.

3.4. Không nằm ngửa khi ngủ

Thai nhi và bụng mẹ giai đoạn này khá to, việc nằm ngửa khi ngủ sẽ gây áp lực lên mạch máu chính cung cấp cho tử cung, giảm lưu lượng máu và oxy cho thai nhi. Thay vào đó, nằm nghiêng một bên khi ngủ giúp mẹ thoải mái và em bé khỏe mạnh hơn.

3.5. Massage tầng sinh môn

Massage tầng sinh môn, khu vực nằm giữa âm đạo và hậu môn, giúp giảm thiểu khả năng rách tầng sinh môn và nhanh chóng hồi phục sau sinh. Theo bác sĩ, mẹ bầu nên massage tầng sinh môn 4-6 tuần trước ngày sinh để đạt hiệu quả tốt hơn.

3.6. Chuẩn bị đồ đi sinh

Đồ đi sinh là những vật dụng vô cùng cần thiết mà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi sinh nở. Dưới đây là gợi ý một số vật dụng không thể thiếu:

Đồ cho mẹ: Bảo hiểm y tế, bàn chải đánh răng, đồ ngủ, khăn tắm, băng vệ sinh cho bà bầu, lược, băng đô, áo khoác giữ ấm, bông bịt tai…

Đồ cho bé: Tã lót, quần áo, khăn tắm, khăn giấy ướt, vớ tay, vớ chân.

3.7. Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng

Bầu 36 tuần mệt mỏi là tình trạng bình thường bởi lúc này em bé trong bụng đã lớn hơn, tạo ra nhiều áp lực cho mẹ khi di chuyển, đứng, ngồi hay khi nằm. Vì vậy, mẹ cần nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn, để đầu óc thư giãn và cơ thể thoải mái.

3.8. Khám thai và thực hiện xét nghiệm cần thiết

Khám thai định kỳ 1 tuần 1 lần giúp mẹ theo dõi sức khỏe bản thân, quan sát thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào. Đồng thời giúp bác sĩ ước tính thời gian chào đời của bé.

Một số xét nghiệm trước sinh ở tuần 36:

• Đo cân nặng, huyết áp.

• Đo đường và đạm trong nước tiểu.

• Kiểm tra tay, chân có bị sưng phù và giãn tĩnh mạch không.

• Kiểm tra độ giãn nở và mở rộng tử cung.

• Đo tim thai tuần 36, chiều cao đáy tử cung.

• Sờ, nắn bụng từ bên ngoài kiểm tra thai nhi.

4. Những câu hỏi thường gặp về thai 36 tuần

Dưới đây là một vài băn khoăn thường gặp về thai nhi 36 tuần tuổi:

4.1. Thai nhi 36 tuần là mấy tháng?

Thai nhi 36 tuần tuổi, tức là mẹ đang bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, tam cá nguyệt thứ 3. Chỉ còn vài tuần nữa thôi là mẹ sẽ được gặp thiên thần nhỏ đáng yêu.

Tương tự, 36 tuần 4 ngày là bao nhiêu tháng và 36 tuần 5 ngày là bao nhiêu tháng, câu trả lời đều là ở tháng thứ 9 mẹ nhé.

4.2. 36 tuần thai nhi nặng bao nhiêu là bất thường?

Bầu 36 tuần bé nặng bao nhiêu là bất thường là nỗi lo của nhiều mẹ.

Như đã đề cập, thai nhi 36 tuần trung bình nặng khoảng 2,6kg. Vì thế, thai 36 tuần nặng 2,4kg hay thai 36 tuần nặng 2,5kg là bình thường. Trong khi đó, thai 36 tuần nặng 2kg3 hơi nhẹ cân, còn thai 36 tuần nặng 3kg thì hơi quá cân.

Tốt nhất, mẹ nên đi khám thai tuần 36 định kỳ để xác định chính xác tình trạng của bé và được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4.3. Thai 36 tuần chưa quay đầu có sao không?

Hầu hết các bé sẽ quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần của thai kỳ. Tuy nhiên, một số bé sẽ quay đầu trễ vào tuần 37, thậm chí một tỷ lệ nhỏ thai nhi chỉ bắt đầu quay đầu khi người mẹ chuyển dạ. Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy đi khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra nhé.

4.4. Tiểu đường thai kỳ tuần 36 có sao không?

Dù ở kỳ giai đoạn nào, tiểu đường thai kỳ đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé như sinh non, thai to hoặc thai chậm tăng trưởng, tiền sản giật ở mẹ… Đồng thời sau sinh, cả mẹ và trẻ đều tăng khả năng bị tiểu đường type 2.

4.5. Thai 36 tuần độ trưởng thành 3 là gì?

Độ trưởng thành 3, hay canxi hóa bánh nhau thai 3 (III) có nghĩa là nhau thai đã trưởng thành, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện và con đã sẵn sàng để chào đời.

Tuy nhiên, độ trưởng thành 3 thường xuất hiện ở tuần 38 của thai kỳ. Vì thế, thai 36 tuần nhưng đã có độ trưởng thành 3 là hơi sớm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nhau thai không cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nữa. Do đó mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để có giải pháp phù hợp nhé.

4.6. Thai 36 tuần gò nhiều có phải là dấu hiệu bất thường không?

Càng đến cuối thai kỳ, tần suất cơn gò xuất hiện sẽ tăng lên. Nếu cảm thấy các cơn gò không liên tục và không quá đau, có thể đây chỉ là cơn gò Braxton Hicks (cơn gò sinh lý hoặc chuyển dạ giả), mẹ không cần quá lo lắng.

4.7. Thai 36 tuần tim thai yếu phải làm sao?

Ở thai nhi 36 tuần tuổi, nhịp tim dưới 120 lần/ phút được xem là yếu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Vì thế, khi nghi ngờ tim thai đập yếu, mẹ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra nhé.

4.8. Thai nhi 36 tuần không tăng cân, mẹ nên làm gì?

Nếu thấy bản thân không tăng cân từ tuần 36 trở đi, mẹ đừng vội kết luận thai nhi 36 tuần nhẹ cân. Bởi trong giai đoạn này, mặc dù mẹ không tăng cân nhưng bé vẫn tăng 500gr/ tuần đấy.

Trong trường hợp bé bị kết luận là nhẹ cân, mẹ không nên tự ý bổ sung thực phẩm chức năng hay ăn nhiều hơn. Tốt nhất hãy nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi thai 36 tuần nặng bao nhiêu là bình thường, cũng như sự phát triển của thai nhi tuần 36. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc thai 36 tuần và có thể vượt cạn thành công.

This post was last modified on 21/01/2024 08:14

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

36 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

42 phút ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

4 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

9 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

10 giờ ago