Điểm cộng luôn là một yếu tố quan trọng được các thí sinh đặc biệt chú trọng trong kỳ thi đánh giá năng lực. Vậy cách tính điểm ưu tiên đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội được tính ra sao? Đâu là những đối tượng được cộng điểm? Sẽ được cộng bao nhiêu điểm? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé.
1. Cách tính điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội
Trước khi tìm hiểu về cách tính điểm ưu tiên đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ta cần phải hiểu rõ về cách tính điểm của bài thi này. Dưới đây là những thông tin mà thí sinh cần biết về cách tính điểm của bài thi ĐGNL tại ĐHQG Hà Nội:
Bạn đang xem: Hướng dẫn tính điểm ưu tiên Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
- Thang điểm: 150
- Phần thi Tư duy định lượng (gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 70 phút): 50 điểm
- Phần thi Tư duy định tính (gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 60 phút): 50 điểm
- Phần thi Khoa học, thí sinh sẽ được chọn 1 trong 2 tổ hợp môn xã hội hoặc môn tự nhiên (gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 60 phút): 50 điểm
Bài thi sẽ được thực hiện trên máy tính với mỗi câu đúng được tính 1 điểm, câu sai hoặc không trả lời sẽ không được tính điểm.
Điểm xét tuyển được tính bằng tổng điểm của 3 môn thi cộng lại.
Cách quy đổi sang thang điểm 30: Điểm tổng thi đánh giá năng lực x 30 / 150
2. Một số điểm mới trong quy định cộng điểm ưu tiên
Vậy cách tính điểm ưu tiên đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội ra sao? Dưới đây là một số đổi mới trong việc cộng điểm ưu tiên mà thí sinh nên lưu ý.
Xem thêm : Gửi ảnh cmnd cho nguoi khac co sao khong
Kể từ năm 2022, quy chế tuyển sinh đại học đã có những điều chỉnh quan trọng về việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh thuộc các đối tượng và khu vực ưu tiên, được nêu cụ thể tại Điều 7 của Quy chế, theo thông tư số 08/2022/TT-BGDDT. Cụ thể như sau:
- Thí sinh được cộng điểm ưu tiên theo khu vực, và mức cộng này tối đa là 0,75 điểm. Đối với thí sinh thuộc nhiều đối tượng chính sách thì sẽ chỉ được tính điểm ưu tiên cao nhất.
- Từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng điểm ưu tiên khu vực nếu thi trong năm tốt nghiệp và năm tiếp theo.
- Bộ GD&ĐT áp dụng cách tính mới cho điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức:
- Điểm ưu tiên = ((30 – tổng điểm đạt được)/7,5) x Mức ưu tiên theo quy định
Những thay đổi này nhằm mục đích tạo ra sự công bằng trong quá trình xét tuyển và mong muốn tất cả thí sinh có hiểu và tuân thủ theo quy định.
3. Có được cộng điểm ưu tiên thi đánh giá năng lực?
Vì nhiều trường đại học có thể dùng điểm của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển nên hầu hết các thí sinh đều rất quan tâm đến số điểm ưu tiên mà mình được cộng. Vậy cách tính điểm ưu tiên đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết tại đây.
3.1. Điểm cộng cho nhóm ưu tiên 1: Được cộng 80 điểm
Đối Tượng 1: Công dân Việt Nam thuộc dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng trong thời gian học THPT hoặc trung cấp tại khu vực 1.
Đối Tượng 2: Là công nhân đã trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, có thời gian làm việc 5 năm liên tiếp trở lên và ít nhất 2 lần đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh có bằng khen và được công nhận.
Đối Tượng 3: Thương binh, bệnh binh và những người được chính sách như thương binh. Quan nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân tại ngũ có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại KV1. Nếu đã xuất ngũ phải được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tại ngũ theo quy định.
Xem thêm : Giải đáp: Bằng B2 có lái được xe 3,5 tấn không?
Đối Tượng 4: Thí sinh là con của thương binh, liệt sĩ, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động trên 81%. Con của những ai được cấp giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh, bị suy giảm khả năng lao động trên 81%. Con của lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người hoạt động kháng chiến gây dị dạng, dị tật do tác hại của chất độc hóa học.
3.2. Điểm cộng cho nhóm ưu tiên 2: Được cộng 40 điểm
Đối tượng 5: Thuộc lực lượng thanh niên xung phong tập trung được tiến cử đi học, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân tại ngũ, đã tham gia phục vụ dưới 12 tháng tại KV1 và dưới 18 tháng ở KV khác. Chỉ huy, phó chỉ huy của ban quân sự thuộc xã, phường, thị trấn hay thôn. Trung đội trưởng của đội Dân quân tự vệ nòng cốt hoặc dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ từ 12 tháng trở lên và muốn thi vào ngành quân sự cơ sở.
Đối tượng 6: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ngoài KV1, là con của thương bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%, con của các nhà hoạt động cách mạng, kháng chiến bị bắt tù đày.
Đối tượng 7: Đối tượng khuyết tật có đầy đủ giấy xác nhận theo đúng quy định, những lao động ưu tú có giấy công nhận theo quy định, giảng viên đã đi dạy trên 3 năm muốn thi vào ngành sư phạm, y tá, y sĩ, hộ lý, điều dưỡng hay kỹ thuật viên đã công tác trên 3 năm muốn thi vào ngành sức khỏe.
3.3. Điểm cộng cho khu vực 1: Được cộng 20 Điểm
Khu vực 1 bao gồm các xã thuộc Khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cũng như các xã đặc biệt khó khăn như tại biên giới, xã an toàn khu vực vào diện đầu tư của chương trình 135 theo quy định.
Trên đây là chi tiết về cách tính điểm ưu tiên đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội đã được Marathon tổng hợp. Và cũng đừng quên tìm hiểu kỹ những hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để được nhận điểm ưu tiên nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp