Categories: Tổng hợp

Ở Việt Nam, chúng ta thường gặp thiên tai nào?

Published by
Video thảm họa thiên nhiên ở việt nam

Đặc biệt, Việt Nam chúng ta chịu rất nhiều những loại thiên tai và thời tiết cực đoan, bao gồm:

Lũ lụt – Gây ra 97% thiệt hại do thiên tai hàng năm.

Địa lý tự nhiên khiến Việt Nam dễ bị lũ lụt, thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 ở vùng trũng thấp đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và duyên hải miền Trung. Những rủi ro này cộng với sự xói mòn đất dẫn đến khả năng cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, thiệt hại về gia súc. Kể cả thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng bị ngập lụt do ảnh hưởng triều cường và hệ thống thoát nước kém.

Bão

Do vị trí địa lý, Việt Nam rất dễ hứng chịu các cơn bão, đặc biệt ở khu vực dọc theo bờ biển phía Bắc. Tần suất của bão đã tăng lên từ trung bình 5 lên 7 cơn bão kể từ năm 2000. Bão đổ bộ thường kèm theo triều cường và mưa lớn nên gây ra những đợt mưa to kéo dài và gây ngập lụt nặng nề. Trận “lũ chồng lũ” lịch sử năm 2020 ở miền Trung, do 9 cơn bão lớn và 2 cơn áp thấp nhiệt đới gây ra đã làm 192 người chết, 57 người mất tích và rất nhiều thiệt hại khác.

Sạt lở đất

Sạt lở đất thường xảy ra ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam, miền Trung gần biên giới với Lào và vùng ven biển. Sạt lở đất thường do mưa lớn khi có bão gây ra.

Hạn hán và xâm nhập mặn

Mùa khô là một phần của thời tiết tự nhiên ở Việt Nam, khô hạn thỉnh thoảng xảy ra ở khu vực Bắc Trung Bộ và chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và độ dài của mùa khô hạn đã tăng lên, với các đợt hạn hán nghiêm trọng trong lịch sử đã được ghi nhận ở ĐBSCL trong các năm 2015-2016 và 2019-2020.

Đặc biệt, năm 2020 ghi nhận tình trạng hạn mặn mức cao kỷ lục ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nếu nước biển dâng 100 cm thì chúng ta mất đi khoảng 40% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long.

Biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến nhiều thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra liên tục. Theo nhiều chuyên gia Tổ chức Khí tượng Thế giới cho rằng với tình hình hiện nay, thiên tai sẽ xảy ra tàn khốc và tần suất lớn hơn rất nhiều. Có thực sự thiên tai hay đây chính là hậu quả, “cái giá” con người phải trả khi xâm hại đến Mẹ Thiên Nhiên?

Chính vì thế, để giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu chúng ta cần chung tay trồng và phục hồi rừng đầu nguồn.

This post was last modified on 18/01/2024 23:40

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago