Giá vốn hàng bán là điều mà bất cứ doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều quan tâm, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng xác định được đúng chính xác giá vốn hàng bán. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán sẽ bao gồm gì? Làm thế nào để có thể xác định được chính xác giá vốn hàng bán thì phải xem bài viết dưới đây.
Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold), chính là khoản chi phí được bỏ ra để đầu tư sản xuất sản phẩm.
Bạn đang xem: Giá Vốn Hàng Bán được xác định dựa trên yếu tố này mới chuẩn
– Giá vốn hàng bán cũng chính là khoản chi phí liên quan tới cả quá trình bán hàng. Để hiểu rõ ràng, và đơn giản hơn thì giá vốn bán hàng chính là giá ban đầu của sản phẩm đã được bán ra.
– Nên nó sẽ bao gồm tất cả những yếu tố như giá vốn của hàng hóa, giá thành phẩm, và bao gồm cả chi phí dịch vụ, được bỏ ra đầu tư ở thời gian cụ thể.
Giá vốn hàng bán ngốn bao giấy tờ, sổ sách
Đọc thêm: Vòng quay vốn lưu động là gì? Cách phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, cả về chi phí và yếu tố tạo thành. Nên muốn xác định chính xác xem giá vốn hàng bán của doanh nghiệp mình là bao gồm những gì thì phải xem thêm dưới đây để không bị thiếu sót trong khâu ra quyết định giá thành sản phẩm bán ra.
Giá vốn bán hàng của các doanh nghiệp thương mại thì chỉ cần xác định các chi phí của các mặt hàng bán ra. Đối với những doanh nghiệp thương mại cần phải kết toán vào TK 154, các chi phí đó bao gồm:
– Chi phí của sản phẩm:
Xem thêm : 5 loại sữa giúp TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG cho bé được yêu thích
Chính là chi phí bỏ ra để mua hàng tại các cơ sở doanh nghiệp sản xuất.
– Chi phí vận chuyển:
Để chuyển được hàng hóa về kho, hay về cửa hàng cũng như các đại lý thì cũng cần phải có chi phí để trả cho người chuyển. Chi phí này thường sẽ được hai bên thương lượng, thỏa thuận khi bán hàng hoặc ký kết hợp đồng.
– Chi phí về bảo hiểm hàng hóa:
Với những đơn hàng lớn, nhiều rủi ro, thì cần có sự đảm bảo trong cả quá trình vận chuyển đến khi giao hàng cho bên mua, thường chi phí bảo hiểm hàng hóa sẽ không quá 1% tổng giá trị hàng hóa vận chuyển.
– Chi phí kho bãi, lưu trữ hàng hóa:
Đối với doanh nghiệp thì khi nhập hàng số lượng lớn cần phải có kho để lưu trữ hàng hóa nên cũng cần phải quyết toán cả chi phí kho bãi, nhân công vào trong giá thành giá vốn hàng bán của sản phẩm.
Giá vốn hàng bán của các bên sản xuất thì sẽ có nhiều hơn về chi phí, vì vậy sẽ phải quyết toán nhiều khoản hơn trong tài khoản kế toán như TK621, TK622, TK627, xong thì mới kết chuyển vào TK 154. Các chi phí đó bao gồm:
– Các khoản chi phí cho nhân viên của xưởng sản xuất:
Một sản phẩm được chế tạo ra cần phải có chi phí trả lương, phụ cấp, trợ cấp cho nhân công sản xuất cũng như nhân viên quản lý xưởng, các khoản chi phí trong quy định của nhà nước hiện hành.
– Chi phí vật liệu tạo ra sản phẩm:
Trong chi phí vật liệu sẽ bao gồm tiền thuê kho xưởng, vật liệu sản xuất ra sản phẩm, vật liệu thay thế, sửa chữa, chi phí bảo dưỡng các tài sản cố định gắn liền với sản phẩm.
– Chi phí về sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm các công cụ, dụng cụ, máy móc dùng trong quá trình sản xuất
Ngoài những chi phí trên còn có cả những chi phí về điện, nước, mạng internet dùng trong sản xuất.
Xem ngay: Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh
Giá thành sản xuất chính là tất cả các chi phí sản xuất tạo ra được sản phẩm thành phẩm, nó liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm thành phẩm để nhập kho rồi tiêu thụ.
Xem thêm : 117 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thời tiết, khí hậu
Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại giá thành:
– Giá thành tiêu thụ đây chính là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc tạo giá bán và lãi của sản phẩm.
– Giá thành sản xuất thì là toàn bộ chi phí sản xuất của các sản phẩm thành phẩm nhập kho, cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình nhập kho và bán. Như các chi phí về việc chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận nhân sự trong phân xưởng,…
Như đã nói ở trên giá vốn hàng bán chính là những chi phí thực của mỗi hàng hóa, sản phẩm trong quá trình kinh doanh. Khi sản phẩm xuất kho để bán thì chính là giá vốn hàng bán, nó cũng chính là cơ sở tạo ra được giá thành sản phẩm bán ra, và là tiền đề để có thể tính được lỗ, lãi của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán chính là cái cơ sở tạo nên tiền đề giúp doanh nghiệp khai thác hết các chi phí, để tạo ra được cái giá chính xác của sản phẩm thành phẩm. Tạo nên các hướng đi, và cần điều chỉnh trong quá trình bán sản phẩm.
Xem thêm:
Những điều cần biết về nghiệp vụ kế toán kho & chứng từ sổ sách
Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại và những điều cần biết
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp