Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang sinh sống tại quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Dạo gần đây gần chỗ tôi ở có xuất hiện một cửa hàng độ xe máy và con tôi đã đem một chiếc xe của tôi sang tự ý thay đổi kết cấu, độ xe không hỏi ý kiến tôi. Nhưng tính chất công việc của tôi rất bận và tôi không thể đưa chiếc xe về trạng thái ban đầu và tiếp tục sử dụng chiếc xe độ ấy. Cho tôi hỏi thay đổi kết cấu xe như thế nào thì bị vi phạm? Lỗi thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Lỗi thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu?” dưới đây.
Bạn đang xem: Lỗi thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu năm 2023?
Căn cứ pháp lý:
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ không giải thích cụ thể thế nào là thay đổi kết cấu của xe, tuy nhiên ta có thể hiểu thay đổi kết cấu xe là việc chủ xe tự ý thay đổi kết cấu của xeđể trông đẹp hơn, độc lạ hơn hoặc muốn xe trở nên tiện dụng hơn mà không được sự đồng ý hay cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định vềbảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:
1/ Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2/ Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, theo quy định trên, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do đó, kết cấu của xe là thứ đã được thông qua phê chuẩn, phê duyệt, được sự công nhận của pháp luật. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì chủ phương tiện không được phép tự thay đổi kết cấu của xe làm thay đổi thiết của xe đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu như chủ phương tiện thực hiện thay đổi kết cấu xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, do đó nếu tự ý thay đổi kết cấu của xe mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vô cùng nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ, đe dọa tính mạng và tài sản của chính chủ phương tiện nói riêng và cả người những người khác, điều này đã được thực tế chứng minh khi số vụ tai nạn giao thông những năm qua không ngừng tăng, cướp đi tính mạng, sức khỏe của rất nhiều người. Do đó hành vi vi phạm liên quan đến phương tiện giao thông nói riêng và hành vi thay đổi kết cấu của xe nói chung cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
Thứ nhất: Đối với lỗi thay đổi kết cấu của xe máy
Điểm c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“ 5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”
Xem thêm : Mùng 1 Tháng 7 Âm Kiêng Gì? – Những Điều Cần Biết
Căn cứ vào quy định trên thì nếu chủ phương tiện tự ý thay đổi khung, máy, hình dạng, kích thước, đặc tính của xe so với kết cấu ban đầu thì sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
Đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Thứ hai: Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô
Điểm a Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“ 9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;”
Theo quy định trên thì hành vi vi phạm lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe ô tô bao gồm:
Đổi tổng thành khung;
Đổi tổng thành máy (động cơ);
Đổi hệ thống phanh;
Đổi hệ thống truyền động (truyền lực);
Đổi hệ thống chuyển động;
Tự ý thay đổi tính năng của xe
Xem thêm : Tuyên ngôn Độc lập:
Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô sẽ đối với cá nhân bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô phạt từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Việc thay đổi kết cấu pô xe là nhằm mục đích làm cho tiếng nổ của xe to hơn, gây sự chú ý. Từ thông dụng chúng ta vẫn thường nghe đó là “độ pô xe”.
Độ pô xe là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể Điều 8 Luật này quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm cả hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng các thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới. Đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị âm thanh dẫn đến gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông.
Như vậy, hành vi độ pô xe máy nhằm tạo âm thanh to hơn so với thiết kế của nhà sản xuất là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Theo đó, với hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền:
Bên cạnh đó, nếu gây tiếng ồn ảnh hướng đến người xung quanh còn bị xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
Hình phạt bổ sung với hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngoài ra, nếu vi phạm quy định về chuẩn tiếng ồn thì người vi phạm cũng có thể bị xử phạt theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đế 160 triệu đồng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lỗi thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thế chấp quyền sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/03/2024 22:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024