Categories: Tổng hợp

Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình là gì?

Published by

‘Gia đình’ là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi mà những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, người thân. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Luật hôn nhân và gia đình để quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình (tức là giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình).

Vậy gia đình là gì? Giữa vợ chồng có quyền và nghĩa vụ gì? Cha mẹ và con cái có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tư vấn và quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014 (Sau đây được gọi tắt là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Gia đình là gì?

Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận như sau:

“2. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”

Trên thực tế, gia đình là tế bào của xã hội, đất nước muốn phát triển lành mạnh, bền vững thì Nhà nước phải có những chính sách để duy trì kết cấu gia đình vững mạnh (tức là phải hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng ly hôn, tảo hôn, bạo lực gia đình, làm mẹ đơn thân, sinh con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân…).

Như vậy, có thể kết luận rằng, Gia đình chính là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

Các thành viên trong gia đình bao gồm những ai?

Khoản 16 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ rõ:

Thành viên gia đình bao gồm:

  • Vợ, chồng;
  • Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;
  • Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể;
  • Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
  • Ông bà nội, ông bà ngoại;
  • Cháu nội, cháu ngoại;
  • Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Những người nêu trên đều có quan hệ huyết thống với nhau và họ được coi là có mối quan hệ gia đình, nên được Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận và bảo vệ.

Hiện nay, các thành viên trong gia đình xuất phát từ nhiều lý do mà không thể sống cùng nhau. Nhưng theo phong tục tập quán của người Việt, mọi người sẽ cùng nhau hội tụ đông đủ vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm. Đặc điểm của một gia đình Việt Nam là có nhiều thế hệ sống chung trong cùng một mái nhà và thường thì người cha trong gia đình là trụ cột trong nhà.

Quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trong gia đình

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Như vậy, quan hệ vợ chồng được xác lập khi nam và nữ kết hôn theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Theo đó, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • Sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
  • Tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
  • Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
  • Tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
  • Bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Các nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng:

  • Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Bạn còn muốn biết mình có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? Hay gặp vấn đề trong quan hệ giữa hai vợ chồng? Hãy LIÊN HỆ NGAY với Luật Hoàng Anh để nhận được tư vấn sớm nhất.

Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái

Quyền và nghĩa vụ của con

Con cái chính là tài sản quý giá nhất trong cuộc đời của cha mẹ. Tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con cái là thứ tình cảm vô giá không có gì cân đo đong đếm được. Cha mẹ có công sinh thành, bảo vệ, nuôi dưỡng con nên người. Ngay từ thời ông cha ta đã luôn dạy phải đặt chữ hiếu lên đầu. Đạo hiếu trở thành nguồn cội, là cơ sở cho nền tảng vững chắc của gia đình. Đó chính là giá trị văn hóa đạo đức đức rất căn bản mà trong xã hội hiện đại cần kế thừa và phát huy.

Ngày nay, quyền và nghĩa vụ của con đã được pháp luật Việt Nam công nhận như sau:

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì cha mẹ nuôi được ghi nhận như sau:

“2. Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”.

Theo đó, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt.

Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng

Con riêng là con không phải do vợ chồng cùng sinh ra, mà là con của chồng với người vợ cũ hoặc là con của vợ với người chồng cũ. Mặc dù không phải con đẻ nhưng nếu người con riêng cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì hai bên cũng phải có quyền và nghĩa vụ với nhau như giữa những người có cùng huyết thống.

Theo đó, cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình. Cụ thể:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục cho con.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình như sau:

  • Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
  • Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
  • Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
  • Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

Con dâu, con rể là cách gọi đối với vợ của con trai và chồng của con gái. Cha mẹ vợ, cha mẹ chồng là người sinh ra vợ và người sinh ra chồng.

Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau.

Quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình

Các nguyên tắc chung được dặt ra trong Điều 103 của Luật hôn nhân và gia đình tạo cơ sở pháp lý nhằm gắn kết gia đình, tạo điều kiện cho các thành viên gia đình tăng cường gắn bó với nhau và xây dựng gia đình văn hóa, tiến bộ, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc này là:

– Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

– Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Cụ thể hơn nữa, luật hôn nhân và gia đình dành ra chương VI để điều chỉnh mối quan hệ cơ bản trong gia đình như:

Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

– Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

Để cụ thể hóa mối quan hệ ruột thịt của gia đình trong phạm vi trách nhiệm của người là ông bà nội, ông bà ngoại, điều luật quy định: Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục cháu. Trong phạm vi gia đình thì ông bà là thành viên lớn nhất, có vị trí quan trọng cao nhất về thứ bậc trong gia đình. Vì vậy, ông bà có trách nhiệm bao quát với tất cả các cháu, đặc biệt là đối với các cháu còn nhỏ – nhiệm này chỉ mang tính hỗ trợ nếu cha mẹ cháu còn sống.

Ông bà có trách nhiệm sống mẫu mực, nêu gương tốt cho con cháu. Để góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, bền vững thì ông bà phải có trách nhiệm nêu gương xem là điều kiện tiên quyết trong xây dựng gia đình văn hóa.

Quy định này nhằm xác định, nghĩa vụ của ông bà trong trường hợp cháu rơi vào hoàn cảnh không còn điều kiện để sinh sống, nhưng với điều kiện là khi ông bà có khả năng nuôi dưỡng cháu (như có tài sản, có sức khỏe). Đây thực chất là ghi nhận trách nhiệm đã có trên thực tế trong quan hệ gia đình truyền thống, nhằm tạo cơ sở pháp lý để giải quyết khi có phát sinh trên thực tế việc xác định trách Viện nhiệm của thành viên gia đình.

Bên cạnh đó để bảo vệ các giá trị truyền thống trong gia đình Việt (tính có tôn ti, trật tự trong gia đình) nhất là bảo vệ bản sắc dân tộc trong mối quan hệ gia đình Việt, điều luật cũng quy định cháu phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em

Theo Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình là:

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Trong gia đình, anh, chị, em có mối quan hệ khá gần gũi bởi mối quan hệ cùng huyết thống và độ tuổi thường chênh lệch không nhiều, nên tâm lý cân bằng và ít khoảng cách, ít bị tác động bởi lễ giáo hơn

Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột

Theo Điều 106 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột trong gia đình là:

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Ví dụ, cháu dưới 15 tuổi mồ côi cha mẹ và không còn ông, bà, anh, chị hoặc còn nhưng họ không có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng thì cô, dì, chú, cậu, bác ruột phải nuôi dưỡng cháu trong khả năng của mình.

This post was last modified on 02/01/2024 16:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

8 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

13 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

13 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago