Sau sinh có ăn được vú sữa không
Bà đẻ ăn vú sữa được không? Câu trả lời là có, mẹ nên ăn bởi đây là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100g quả vú sữa chín có đến:
- Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2024 nghỉ mấy ngày?
- 2007 là năm con gì? Tính cách, sự nghiệp và “tất tần tật” về người sinh năm 2007
- Giải đáp câu hỏi: Ngũ cốc bao nhiêu calo?
- Quay lén người khác tắm phạm tội gì? Mức phạt ra sao?
- Trước và sau Công Nguyên được phân định như nào, triều đại nào xuất hiện ở năm Công Nguyên 1?
8g carbohydrate.
Bạn đang xem: Sau sinh ăn quả vú sữa được không? Lợi ích của quả vú sữa cho mẹ
1g protein.
3.1g chất béo lành mạnh.
45mg phốt pho.
18mg canxi.
0.8mg sắt.
Nhiều vitamin C, A được khuyến nghị dùng hàng ngày.
Do vậy, sau khi sinh ăn vú sữa là quyết định chính xác, tốt cho sức khỏe các mẹ. Chị em từ nay có thể kết hợp loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng của bản thân.
5 lợi ích từ quả vú sữa cho bà mẹ mới sinh
Với 5 lợi ích sức khỏe sau từ quả vú sữa sẽ khiến chị em rất bất ngờ. Thậm chí, sau đấy bản thân không còn hoài nghi liệu rằng “mẹ sau sinh có ăn được quả vú sữa không?”. Chị em hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau:
Chống oxy hóa
Vú sữa thuộc top loại trái cây chứa nguồn vitamin C dồi dào. Chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa, chịu trách nhiệm sản xuất collagen. Từ đó, hệ miễn dịch cơ thể được tăng cường, chữa lành vết thương, bảo vệ tim mạch.
Xem thêm : Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự như thế nào?
Ngoài ra, đặc tính chống oxy hóa trong vú sữa cũng góp phần vô hiệu hóa tác hại từ các gốc tự do. Qua đó, những căn bệnh có thể gây tử vong như ung thư và bệnh tim được ngăn ngừa hiệu quả.
Giúp chắc khỏe xương
Canxi và phốt pho là hai khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của răng và xương. Trong quả vú sữa có chứa 2 chất này với hàm lượng vô cùng dồi dào.
Vì vậy, mẹ sau sinh ăn vú sữa thường xuyên sẽ duy trì sức khỏe cho răng và xương. Qua đó, cơ thể tăng khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan về xương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Ngoài ưu điểm dồi dào vitamin như trên, vú sữa còn là loại trái cây cung cấp lượng chất xơ tuyệt vời. Điều này giúp phụ nữ ổn định hệ tiêu hóa vốn dĩ hay bị xáo động sau sinh.
Khi chất xơ được bổ sung với lượng lớn, phân sẽ mềm và dễ dàng đào thải qua ruột. Đồng nghĩa giúp mẹ thoát khỏi chứng táo bón cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.
Ngoài ra, chất xơ còn giúp bảo vệ màng nhầy của ruột già khi tiếp xúc với các chất độc hại. Do đó, những tác nhân gây ung thư ruột kết được ngăn ngừa một cách hiệu quả.
Lợi sữa cho trẻ
Sau sinh có ăn được vú sữa không, lời khuyên đến mẹ hãy dùng ngay sau 3 hoặc 5 ngày khi cơ thể đã hồi phục. Đơn giản bởi đây là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, glucid, sắt, chất xơ, protein và lipid,… Khi mẹ tiếp nạp loại trái cây này sẽ gọi lượng sữa về đáng kể, thậm chí còn dư thừa cho con bú.
Giúp giảm cân
Vú sữa là một loại trái cây ít hàm lượng chất béo và calo. Vì thế nếu mẹ muốn thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân có thể đưa trái cây này vào chế độ ăn uống.
Hơn nữa, lượng chất xơ cao trong vú sữa còn giúp tăng cường cảm giác no, khiến bạn thấy no lâu hơn trong thời gian dài. Tình trạng thèm ăn lặt vặt giảm hẳn, hỗ trợ chị em giảm cân có kết quả hơn.
Xem thêm: Sau sinh ăn hàu có được không? Sinh xong bao lâu thì ăn được hàu
Những lưu ý khi sử dụng quả vú sữa
Xem thêm : Dầu ô liu có tác dụng gì với da mặt? 9 Cách dùng oliu lấy lại sắc xuân – Viện Thẩm Mỹ KangJin
Vú sữa tuy rằng có nhiều công dụng tốt, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ mang lại một vài ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như chứng táo bón gây khó chịu cho sức khỏe. Vì vậy mẹ hãy dành chút thời gian tìm hiểu về một số lưu ý sau đây:
Ăn đúng mùa
Vú sữa bắt đầu vào vụ từ khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch hàng năm. Đây cũng là thời điểm vú sữa chín rộ tự nhiên nên luôn đảm bảo được độ tươi ngon nhất.
Vào những thời điểm khác, các mẹ lưu ý hạn chế ăn bởi lý do trái mùa. Quả vú sữa lúc này nếu có cũng trồng theo cơ chế kích thích ra quả, dùng chất bảo quản ép chín. Điều này quả thật là điều gây hại đến sức khỏe về lâu về dài.
Ăn quả chín
Vú sữa đã chín thường có đặc điểm màu ngả vàng, vỏ bóng, mềm. Trường hợp quả giống như trên, nhưng phần thịt ở phần núm nhũn mềm, sẫm màu có nghĩa bị chín ép. Chúng sẽ bị úng hỏng nhanh, nếu còn ăn được cũng không ngọt, hơi có vị chát.
Không ăn vỏ
Quả vú sữa dù đã chín vẫn còn nhựa mủ, chứa nhiều ofacrid. Trường hợp chị em lần đầu không biết cách, ăn luôn cả vỏ sẽ thấy chát, dễ bị táo bón sau đó.
Vì thế, để đảm bảo độ thơm ngon, mẹ cần nắn bóp nhiều lần cho thịt quả mềm ra. Sau đó tự tay tách đôi hoặc dùng dao bổ ngang hoặc dọc, lấy muỗng múc ăn đảm bảo sẽ rất ngon ngọt.
Không ăn quả sâu
Vú sữa rất dễ bị sâu ở phần cuống do sâu rầy bám vào, đôi khi còn có dòi sinh sôi trong đấy. Nếu mẹ thấy tiếc cắt bỏ phần hư, ăn phần còn lại vô hình chung đưa vi khuẩn có hại tấn công ngược vào người. Tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy có thể xảy ra sau đó.
Không ăn quá nhiều
Vú sữa tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể khiến mẹ nóng trong người. Hiện tượng điển hình là chị em bị nổi mụn.
Bên cạnh đó, mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, nguồn sữa cũng bị ảnh hưởng. Sữa mẹ khi ấy có tính nóng, bé bú vào nóng trong, khó chịu.
Ngoài ra, ăn nhiều vú sữa còn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Đây là lý do khiến mẹ dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, chị em lưu ý đừng ăn quá nhiều vú sữa một lần, hãy dùng tiết chế và khoa học hơn.
Với những chia sẻ trên, mong rằng các mẹ có thêm một loại hoa quả đưa vào chế độ dinh dưỡng của mình. Qua đó, chị em không còn băn khoăn “sau sinh ăn quả vú sữa được không” và tự tin sử dụng trái cây này. Monkey chúc mẹ luôn khỏe mạnh, con phát triển toàn diện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp