Tác giả tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí – Ngữ văn 9
I. Tác giả văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
Bạn đang xem: Hoàng Lê nhất thống chí – Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9
– Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
– Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
– Ngô Thì Chí (1753-1788) làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống
– Ngô Thì Du (1772-1840) là tác giả làm quan dưới thời nhà Nguyễn
Bài giảng Ngữ văn lớp 9 Hoàng Lê nhất thống chí
II. Nội dung văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
Đánh Ngọc hồi, quân Thanh bị thua trậnBỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
(Đoạn đầu của hồi này nói về sự việc Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, thấy dễ dàng, cho là vô sự, không đề phòng gì cả. Điều đó làm cho vua tôi Lê Chiêu Thống, vốn đã biết rất rõ tài cầm quân của Nguyễn Huệ, rất lo lắng.)
Nhắc lại, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào nam cáo cấp. Một mặt, chặn ngang đất Trường Yên làm giới hạn, đóng thuỷ quân ở hải phận Biện Sơn, quân bộ thì chia giữ vùng núi Tam Điệp, hai mặt thuỷ bộ liên lạc với nhau, ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vì thế, việc ở bốn trấn Đàng ngoài không hề thấu đến hai xứ Thanh, Nghệ. Vì vậy việc quân Thanh đến Thăng Long và việc vua Lê thụ phong ngày 22 tháng 11, từ Thanh Hóa trở vào, không một người nào được biết. Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp, thì ngày 24 tuyết đã vào đến thành Phú Xuân.
Bắc Bình Vương tiếp được tin báo, giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:
– Chú công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng là chưa muộn.
Bắc Bình Dương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi, chế ra ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).
Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho với người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:
– Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
– Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Vua Quang Trung mừng lắm, liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân.
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đểu ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không nghĩ đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
III. Tìm hiểu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
1. Bố cục tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Gồm 3 đoạn:
– Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc
– Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
– Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
2. Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (mẫu 1)
Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kết hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân. Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.
Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (mẫu 2)
“Hoàng lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đã chiếm được thành Thăng Long nên sinh ra kiêu căng, nhũng nhiễu dân chúng làm lòng dân oán hận.
Về phía quân Tây Sơn nghe tin quân ta phải rút lui về Tam Điệp được cấp báo tới Phú Xuân. Nghe tin, Nguyễn Huệ tức giận, lập tức lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đích thân xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm 1788. Ngày 29, nghĩa quân đến Nghệ An, Quang Trung cho mở cuộc duyệt binh lớn rồi tuyển thêm quân. Ông truyền hịch tới binh sĩ và hạ quyết tâm đánh giặc. Ngày 30 Tết, Quang Trung cho quân ăn tết trước và hẹn ngày mồng 7 Tết mở tiệc mừng thắng lợi ở Thăng Long. Với sự chỉ huy tài giỏi của Quang Trung, quân Tây Sơn hành binh thần tốc, đánh đâu thắng đó. Mồng 3 Tết diệt đồn Hà Hồi. Trưa mồng 5, Quang Trung tiến quân giải phóng Thăng Long.
Quân giặc thảm bại, Tôn Sĩ Nghị khiếp vía trốn về nước. Lũ quân tướng theo chủ tranh nhau vượt cầu sang sông, cầu gãy hàng ngàn tên giặc chết đuối. Lê Chiêu Thống sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, cùng nhau “oán giận chảy nước mắt”, than thở và thê thảm.
Xem thêm : Điều kiện tự nhiên Nhật Bản
Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (mẫu 3)
Khi Bắc Bình Vương kéo quân ra Bắc lần thứ 2 để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn, sau khi Bắc Bình Vương rút quân về Phú Xuân, Lê Chiêu Thống sợ hãi sang cầu cứu triều đình nhà Thanh. Quân Thanh tràn sang nước ta với ý định thôn tính đất nước. Ngô Văn Sở – tướng của Tây Sơn đã lập tức rút quân về Tam Điệp, cấp báo cho Bắc Bình Vương – Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ nhận được tin báo vô cùng tức giận, bèn lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi vua. Nhà vua xuất quân từ ngày 25, sau 4 ngày thì đến Nghệ An, tại đây ông chiêu dụ được hơn 1 vạn lính. Nghĩa quân lớn mạnh theo lời của vua tiến đánh và thắng trận lần lượt ở Hà Hồi, Ngọc Hồi. Quân Thanh cùng Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê lúc này đang bận ăn Tết, không kịp trở tay, bèn phải tháo chạy về nước
3. Phương thức biểu đạt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Phương thức biểu đạt tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là Tự sự kết hợp với miêu tả và nghị luận
4. Thể loại:
– Chí: là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc.
– Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
5. Giá trị nội dung tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
– Nội dung: các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
– Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.
– Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi
– Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập
– Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể
IV. Dàn ý tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát những nét tiêu biểu nhất về nhóm tác giả Ngô gia văn phái: Đây là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì
– Giới thiệu về tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí và đoạn trích: Đây là một tiểu thuyết khắc họa chân thực, đầy đủ những biến động xã hội trong một thời kì lịch sử của đất nước, đoạn trích hồi thứ 14 đã đưa đến những khắc họa đặc sắc về hình tượng vua Quang Trung cùng sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh cùng số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
II. Thân bài
1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung
a. Một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán
– Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay
– Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc
b. Một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta
+ Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”…
+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm
+ Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc
– Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”
⇒ Dùng người sáng suốt
c. Một con người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người
– Tầm nhìn xa trông rộng:
+ Mới khởi binh những đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”
+ Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sánh ngọa giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình
Xem thêm : Người có 1 hoa tay có ý nghĩa gì? Dự đoán vận mệnh tương lai
– Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thành tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
– Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì ⇒ Tướng bất tài
– Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…chuồn trước qua cầu phao”
– Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết….
⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan
3. Số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
– Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn
– Đổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt
– Sang Trung Quốc, vua phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách
⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân
III. Kết bài
– Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tiểu thuyết chương hồi: Cách kể chuyện chân thực, sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét…
– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về hình tượng Nguyễn Huệ, chân dung kẻ thù và vua quan Lê Chiêu Thống, từ đó đưa ra bài học nhận thức, hành động
V. Một số đề văn bài Hoàng Lê nhất thống chí
Đề bài: Phân tích Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
“Hoàng Lê nhất thống chí” được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó không chỉ dừng lại là sự thống nhất của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Văn bản là hồi thứ 14, viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh. Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Dòng họ Ngô Gia là một dòng họ tài danh của đất kinh kì, không những có nhiều người làm quan lớn, có quan hệ rất mật thiết với triều đình mà tài văn chương cũng đứng đầu thiên hạ. Hoàng Lê nhất thống chí là kì công hợp lực của nhiều văn nhân thuộc nhiều thế hệ của dòng họ Ngô Gia. Có thể coi đây là bộ tiểu thuyết lớn nhất, có nhiều giá trị nhất của nền văn học trung đại.
Qua Hồi thứ 14, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận thảm thương, bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Cách kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ. Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ – bộ. Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc. Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn. Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định : “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.
Từ rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận tưng bừng khiến quân thanh khiếp sợ, kinh hồn bạt vía. Đến trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long, kết thúc trận tiến quân lịch sử, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Hồi thứ 14 cũng đã khắc họa đậm nét hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ hiện lên với những tài năng kiệt xuất, hiếm có ở trên đời. Trước hết, ông là vị vua hết lòng yêu nước, thương dân. Nghe tin quân giặc đã kéo vào thành, lòng ông sôi sục, muốn cầm quân đi đánh ngay. Tấm lòng yêu nước, thương dân lớn lao của vị anh hùng lúc nào cũng lo lắng cho vận mệnh đất nước, căm ghét kẻ hung bạo, tham lam. Bởi thế, khi kẻ thù giày xéo lên quê hương, cướp bóc dân chúng lầm than, ông không thể tha thứ được. Khi đất nước sạch bóng quân thù, ông lại tiếp tục đem tâm huyết an dân, mở mang sản xuất, dựng xây cuộc sống yên bình. Tấm lòng của bậc minh quân thật lớn lao biết chừng nào.
Quang Trung là người biết nhìn người và trọng dụng nhân tài. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “đa mưu túc tri’ việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.Quang Trung cũng là người thông minh, nhạy bén, quyết đoán, hành động quyết liệt, mạnh mẽ. Tính ông nói là làm, rất nhanh chóng và gọn gàng. Quân giặc vừa đặt chân vào thành, ông đã vạch ra mưu kế đánh giặc. Chính bởi luôn hành động mạnh mẽ, ông đã cùng nghĩa quân làm nên cuộc hành binh thần tốc, tạo nên tính bất ngờ, là cơ sở của những chiến công hiển hách, khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, đến lúc thua chạy cũng không biết là bởi vì sao.
Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình hết sức rõ ràng. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì nỗi sỉ nhục của nước lớn còn đó. Cho nên, sau chiến thắng là phải thực hiện ngoại giao hòa hoãn để đợi thời cơ. Ông khẳng định: nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người. Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày. Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề, bí mật được giữ kín, không phiền nhiễu nhân dân, sức mạnh được duy trì cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự, là một dũng tướng tài ba trên xa trường. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận hoành tráng, thắng áp đảo kẻ thù. Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.Hình ảnh người anh hùng được khắc họa đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần. Quang Trung Nguyễn Huệ là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
Hồi thứ 14 trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí thể hiện rõ xu thế lịch sử của nước ta thế kỉ 18. Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức, các tác giả Ngô Gia Văn Phái vốn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và ghi nhận chân thực chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc.
Đề bài: Cảm nhận Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Có thể nói những sự kiện quan trọng trong lịch sử nước ta từ cuối đời Lê Hiền Tông đến đầu đời Gia Long được tác phẩm ghi lại khá tỉ mỉ. Đặc biệt, tác giả không ghi chép một cách khô khan như trong một cuốn sử biên niên, mà cố gắng dựng lên những bức tranh sinh động, tạo được không khí lịch sử và đi sâu được vào bản chất của lịch sử, nêu lên quá trình suy vong không gì cưỡng nổi của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, từ đám vua chúa của triều đình Lê – Trịnh đến hàng ngũ quan lại các cấp, dường như tất cả chỉ là một đám người ăn chơi và tranh giành địa vị, bảo mạng và tùy thời, bất tài, bất lực. Họ không biết gì đến dân, đến nước, không làm được một việc gì có ích cho xã hội.
Cuối cùng cũng vì quyền lợi ích kỉ, họ đang tâm rước kẻ thù bên ngoài vào giày xéo đất nước. Một triều đại như vậy tất yếu phải diệt vong. Song song với sự sụp đổ của triều đình Lê – Trịnh, tác giả đã miêu tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như một sức mạnh phi thường của quần chúng, của lực lượng chính nghĩa nhằm chiến thắng phi nghĩa chiến thắng bạo tàn. Và trong khi phản ánh phong trào Tây Sơn như vậy, tác giả đã chú ý nghĩ lại hình ảnh đẹp đẽ của Nguyễn Huệ, thủ lĩnh nghĩa quân, đồng thời cũng là anh hùng dân tộc. Trong Hoàng Lê nhất thống chí, mặc dù tác giả vẫn tỏ ra có cảm tình với các vua Lê và những kẻ phục vụ nhà Lê – đó là mặt hạn chế của tác phẩm – nhưng những tình cảm và thiên kiến giai cấp không che lấp cái nhìn hiện thực, khách quan. Nhất là trước nạn ngoại xâm, vấn đề sống còn của dân tộc, thì lập trường dân tộc càng làm cho cái nhìn của tác gỉa thêm đúng đắn, sắc sảo.
Về phương diện nghệ thuật, thành công của Hoàng Lê nhất thống chí là sự kết hợp tương đối hài hòa giữa chân lí lịch sự với chân lí nghệ thuật. Tác giả không chỉ kể lại những gì đã xảy ra, mà kết hợp việc kể với việc miêu tả cái không khí của sự việc ấy. Tác giả không phải chỉ thấy các nhân vật lịch sử làm gì, mà đã cố gắng nói lên cái cách mà các nhân vật ấy làm như thế nào. Chính vì thế, mặc dù trong Hoàng Lê nhất thống chí nhân vật bị đẩy xuống bình diện thứ hai sau bình diện các sự kiện lịch sử, người đọc vẫn thấy được diện mạo của các nhân vật lịch sử ấy khá đậm nét. Chỉ riêng hai hồi cuối của tác phẩm, hình như mới được chép thêm vào sau cho rõ cái kết cục “nhất thống”, nên khô khan và sơ lược.
Trước hết là ánh sáng chói lòa của tinh thần dân tộc. Ánh sáng đó đã đẩy lùi nhiều bóng tối khá ư bền chặt trong lòng người kể chuyên, khêu to lên lòng yêu nước và ý thức tự hào dân tộc. Nó chưa đủ sức thay đổi hẳn cái nhìn có gốc rễ sâu xa của tác giả đối với vua Lê, nhưng đã lôi cuốn tác giả nhập thân vào sự nghiệp cứu nước, chống xâm lăng. Do đó, khác với nhiều đoạn văn ở các hồi trước, những trang văn trong hồi này cũng như ở hồi mười ba, mười lăm được viết dưới ánh sáng của tinh thần tự hào dân tộc, của lòng yêu nước và sự tự tôn dân tộc cao vút. Đem ánh sáng này chiều vào bọn quân tướng nhà Thanh thì nó xuyên thủng cái chiêu bài “viện binh” cứu giúp mà phơi bày rõ mồn một lòng dạ sài lang của quân cướp nước. Chiếu vào vua tôi Chiêu Thống, nó cũng lướt qua cái bề ngoài vàng gấm mà lộ rõ tư cách đê hèn và tâm địa bỉ ổi của bè lũ phản bội theo voi ăn bã.
Trái lại, đem ánh sáng này rọi vào hàng ngũ quân Tây Sơn thì từ tướng đến quân đều rực sáng lên như trong hào quang chói lọi, xứng đáng là những người con ưu tú của giống nòi, yêu nước tha thiết, quật cường, anh dũng. Và khi đội quân này toàn thắng, bọn giặc kia bỏ chạy thảm hại thì một không khí sung sướng, tự hào như tràn trề lên mặt giấy, lâng lâng, hồ hởi ở khắp chốn, khắp nơi, khiến người đọc cũng thấy mình bị lôi cuốn vào thời khắc vinh quang hiếm có ấy của lịch sử. Nhiều người đồng thanh cho rằng hồi mười bốn này là một bản anh hùng ca chính do xuất phát từ ánh sáng huy hoàng của tinh thần dân tộc cao vời vợi ấy.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 hay, chi tiết khác:
Chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Mã Giám Sinh mua Kiều
Thúy Kiều báo ân báo oán
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/01/2024 07:31
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024