Ngoài chế độ làm việc tập thể gắn liền với trách nhiệm cá nhân thì bên cạnh đó còn có một chế độ thủ trưởng. Hai chế độ làm việc này có quan hệ và đặc trưng riêng như thế nào?
Chế độ thủ trưởng được hiểu là chế độ lãnh đạo, làm việc mà trong đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có toàn quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức do mình quản lý.
Bạn đang xem: Chế độ thủ trưởng là gì? Trách nhiệm của người đứng đầu trong chế độ thủ trưởng?
Chế độ thủ trưởng thường được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (bộ, cơ quan ngang bộ) hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (sở, phòng, ban, ngành). Bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng…là những người có toàn quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức và chịu trách nhiệm trước cấp trên về quyết định của mình.
Từ những phân tích về chế độ thủ trưởng là gì?, có thể thấy thủ trưởng cũng là một cán bộ, công chức. Hiện nay, theo quy định của pháp luật của Việt Nam, chế độ thủ trưởng bao gồm các chế độ sau:
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Là thành viên của Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Cơ quan ngang bộ tại Việt Nam hiện nay gồm có: Ủy ban dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, người đứng đầu các cơ quan trên gồm: Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được coi là Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Thủ trưởng đơn vị:
Là công chức đang công tác tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc các công chức lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
VD:
+ Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.
+ Thủ trưởng đơn vị có kho tiền: Là người đứng đầu đơn vị có kho tiền (tại Kho bạc Nhà nước là Tổng Giám đốc; tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước tỉnh) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; tại Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện) là Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện); tại phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thứ nhất: Với tư cách là thành viên Chính phủ, thủ trưởng có nhiệm vụ quyền hạn như sau:
– Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Xem thêm : Chuyên đề: Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9 – Toán lớp 6
– Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
– Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
– Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Thứ hai: Với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, thủ trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như:
– Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
– Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
– Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công,….
Trách nhiệm của thủ trưởng
– Trách nhiệm của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Điều 37 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định thủ trưởng có trách nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
+ Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+ Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Xem thêm : Ưu điểm của biện pháp sinh học
– Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị:
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thứ nhất, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính xã hội sâu sắc. Về mặt lợi ích, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Mọi vấn đề được quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm được đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh được phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết được vấn đề.
Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước mang tính bao quát cao. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.
Điều 5, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 cũng nhấn mạnh phải đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu: Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; Điều 34 quy định Bộ trưởng: “Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, mà mình là người đứng đầu”. Thứ trưởng chỉ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng.
Điều 5, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định Ủy ban nhân dân (UBND) hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND cùng cấp, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
Điều 10, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ công vụ; Nghị định số 211/ 2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Nghị định số 04/ 2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có đề cập đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của nội bộ cơ quan, đơn vị.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng quy định về trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra các hành vi vi phạm trong đơn vị được giao phụ trách.
Có nhiều cách tiếp cận về trách nhiệm. Có quan niệm cho rằng trách nhiệm là nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ phải làm để thực hiện một công việc hoặc không thực hiện một công việc trong hiện tại và tương lai. Theo Từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là sự bắt buộc có bổn phận làm một việc gì và phải thực hiện như một điều cam kết”(5).
Có thể hiểu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước là nhiệm vụ phải thực hiện quyền hạn được giao và chịu hậu quả và trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm.
Trách nhiệm tập thể được hiểu là nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định đối với tập thể. Mối quan hệ giữa trách nhiệm tập thể cơ quan nhà nước và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người đứng đầu với tập thể cấp ủy và chính quyền thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, giữa thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng với thực hiện chế độ thủ trưởng trong cơ quan nhà nước.
1) Trách nhiệm thuộc về tập thể hay cá nhân người đứng đầu.Giải quyết mối quan hệ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần khẳng định tập thể lãnh đạo là cần thiết, nhưng nếu không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, không làm rõ giữa tập trung và phân cấp, phân quyền thì dễ dẫn đến tình trạng coi nhẹ trách nhiệm của tập thể, hoặc dựa dẫm vào trách nhiệm tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo, nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện việc tập thể đã bàn, đã quyết định. Cá nhân phụ trách phải có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
2) Lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu không rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân dễ dẫn đến khi thành công là thành tích của cá nhân, khi có vấn đề xảy ra thì là lỗi của tập thể nên khó truy cứu trách nhiệm;
3) Trách nhiệm của bí thư cấp ủy với tập thể cấp ủy, cần xác định rõ trách nhiệm chung, trách nhiệm cụ thể của bí thư. Về vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã có chủ trương thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên ban thường vụ cấp ủy, đây cũng là một trong những việc làm thiết thực để thực hiện phương châm giao quyền và trách nhiệm rõ hơn, cụ thể hơn đối với bí thư cấp ủy.
Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhưng không làm thay tập thể trong công tác cán bộ. Người đứng đầu chỉ có vai trò quyết định, trực tiếp trong quản lý và sử dụng đối với cán bộ thuộc phạm vi phụ trách, trước hết là cấp phó và cán bộ dưới quyền quản lý trực tiếp. Vì vậy, người đứng đầu cần được giao thẩm quyền và có trách nhiệm trong việc đề xuất, giới thiệu với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, bố trí, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ là cấp phó của mình và cán bộ dưới quyền trực tiếp. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp phó của mình và cán bộ dưới quyền trực tiếp vi phạm khuyết điểm, phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 09:29
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024