Hỏi: Năm 2020, hai vợ chồng tôi có đăng ký kết hôn hợp pháp tại phường Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hoà. Sau khi lấy nhau được 1 năm thì chồng tôi chuyển công tác ra Đà Nẵng còn tôi ở lại tiếp tục làm việc tại Khánh Hoà. Tầm giữa năm 2021, trong lúc anh đang công tác ở Đà Nẵng thì anh ấy đã thực hiện việc kết hôn với người phụ nữ khác tại uỷ ban nhân dân phường. Như vậy, việc kết hôn giữa chồng tôi và người phụ nữ khác có trái quy định pháp luật không? Tôi có quyền yêu cầu hủy kết hôn của họ không? Và nếu được thủ tục tiến hành hủy kết hôn như thế nào?
Đáp: Công ty Luật TNHH Vũ và Đồng nghiệp xin giải đáp như sau:
1. Thế nào là kết hôn trái pháp luật?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.”
Và theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Đồng thời theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
Xem thêm : Tiêm 5in1 có cần uống bại liệt không
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
…
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Như vậy, theo những quy định trên việc kết hôn giữa chồng bạn và người phụ nữ khác là kết hôn trái pháp luật do thuộc trường hợp cấm kết hôn tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
2. Yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Xem thêm : Tìm hiểu ngành học Giáo dục thể chất
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên bạn có quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật giữa chồng bạn và người phụ nữ khác theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân gia đình 2014.
3. Trình tự, thủ tục yêu cầu kết hôn trái pháp luật
3.1. Thẩm quyền huỷ việc kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án.
3.2. Thủ tục yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu;
– Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn nêu trên;
– Một số giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Tòa án có thẩm quyền.
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, lệ phí theo thông báo của Tòa án.
Bước 4: Tham gia các buổi làm việc theo lịch triệu tập của Tòa án.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/04/2024 11:26
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024