Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Để hiểu rõ thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và khung hình phạt của tội phạm này,công ty Luật Apolo Lawyers(Hotline 0903.419.479) phân tích vấn đề trên để quý khách hàng hiểu rõ hơn, nếu trường hợp có những thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn.
Hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay đang diễn ra phổ biến và hết sức phức tạp bởi những phương thức và thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại lớn về tài sản.
Bạn đang xem: Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Chiếm đoạt còn được hiểu là “chiếm của người khác bằng cách dựa vào quyền hành, sức mạnh vũ lực” và dưới góc độ pháp luật hình sự “chiếm đoạt tài sản” là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của chủ tài sản thành tài sản của mình. Dễ hiểu thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác bằng dùng thủ đoạn gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội.”
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nằm trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu có tính chất chiếm đoạt, do đó nó cũng có hành vi chiếm đoạt như những tội chiếm đoạt khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 174 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
– Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
+ Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.
Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Lỗi cố ý trực tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện là hành vi gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Xem thêm : Thông Tin Là Gì? 10+ Dạng Thông Tin Phổ Biến Hiện Nay
Về ý chí người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nãy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo. Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian đối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thông qua các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi phạm tội của tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và pháp luật áp dụng các khung hình phạt tương ứng, tùy với mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm có hình phạt phù hợp.
Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt áp dụng như sau:
– Khung hình phạt cơ bản: Đây là tội ít nghiêm trọng, được quy định ở khoản 1 về chế tài lựa chọn giữa hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt tù.
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Khung tăng nặng thứ nhất: Được quy định ở khoản 2 quy định về chế tài lựa chọn từ hai đến bảy năm tù khi có một trong các tình tiết định khung tăng nặng như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Xem thêm : Bị thiếu máu nên ăn hoa quả, trái cây gì?
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Khung tăng nặng thứ hai: Được quy định ở khoản 3 quy định chế tại lựa chọn từ bảy năm tù đến mười lăm năm tù khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Khung hình phạt thứ ba: quy định ở khoản 4 quy đinh chế tài lựa chọn mười hai năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân khi thỏa mãn một số dấu hiệu sau:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Khung hình phạt bổ sung: quy định tại khoản 5 ngoài hình phạt chính, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng khung hình phạt bổ sung:
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Công ty Luật Apolo Lawyers đem đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn nhiệt tình và nhanh chóng, đội ngũ nhân viên công ty chúng tôi lấy nền tảng là sự uy tín, chuyên nghiệp với kiến thức am hiểu sâu rộng, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nên luôn mong muốn hỗ trợ khách hàng tốt nhất với các trường hợp liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Thông qua việc phân tích về trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Luật Apolo Lawyers tin rằng quý khách hàng đã có thêm các thông tin bổ ích về chủ đề này. Nếu có thắc mắc, hay cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi thông qua email contact@apolo.com.vn hoặc Hotline – 0903.419.479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
>>> Xem thêm: Luật sư đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án
>>> Xem thêm: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định bộ luật hình sự 2015
APOLO LAWYERS
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/02/2024 21:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024