Bị thiếu máu nên ăn hoa quả, trái cây gì?

1.1. Nguyên nhân gây thiếu máu

  • Thiếu máu do viêm

Một số bệnh như ung thư, HIV/AIDS, bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn và các bệnh viêm cấp tính hoặc mãn tính khác có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Những tình trạng này đều là nguyên nhân gây nên thiếu máu.

  • Thiếu máu không tái tạo

Đây là tình trạng thiếu máu nguy hiểm và hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Thiếu máu không tái tạo có thể do các nguyên nhân như nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc, bệnh tự miễn và tiếp xúc với hóa chất độc hại.

  • Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu thường gặp nhất hiện nay. Tủy xương cần nguyên liệu sắt để tạo ra huyết sắc tố. Do vậy, nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.

  • Thiếu máu thiếu vitamin

Bên cạnh sắt, cơ thể chúng ta cần vitamin B12 và folate để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Một chế độ ăn thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

Ngoài ra, một số bệnh nhân tiêu thụ đủ B12 không thể hấp thụ vitamin. Điều này có thể dẫn tới thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.

  • Tan máu bẩm sinh

Tan máu bẩm sinh là một bệnh lý huyết học có tính di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở những bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh lý di truyền và đôi khi nghiêm trọng hơn là thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây bệnh là do một dạng hemoglobin khiếm khuyết khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm bất thường. Những tế bào máu bất thường này sẽ sớm mất đi, dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu mãn tính.