Categories: Tổng hợp

Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Published by
Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? (Ảnh minh hoạ)

1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được hiểu là gì?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mô hình nhà nước mà trong đó quyền lực của nhà nước được sử dụng và kiểm soát bởi nhân dân, được xây dựng và vận hành dựa trên cơ sở xã hội chủ nghĩa.

Điểm đặc biệt của mô hình này là quyền lực được chia sẻ rộng rãi đối với tất cả người dân và các quyết định quan trọng được đưa ra đều dựa trên ý kiến và lợi ích của người dân.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nơi mọi người có quyền bình đẳng và công bằng trước pháp luật (Ảnh minh hoạ)

Mô hình này tập trung vào lợi ích chung của toàn bộ người dân, trong đó vấn đề công bằng xã hội được đảm bảo, tất cả thành viên trong xã hội đều có quyền và cơ hội sử dụng các dịch vụ và tiện ích cơ bản.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng điều chỉnh và kiểm soát tất cả những hoạt động trong xã hội theo các quy tắc và quyền lợi bình đẳng, công bằng, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự và sự phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những mục tiêu chính để xây dựng và phát triển đất nước, dựa trên sự kết hợp giữa các nguyên tắc cơ bản của xã hội chủ nghĩa và xã hội pháp quyền.

2. Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp theo, câu hỏi chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì cũng sẽ được giải đáp ngay sau đây. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước được đặt dưới sự giám sát của pháp luật, hiện nay gồm có hai chức năng chính đó là:

2.1 Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Đây là một trong những chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn sự nghiệp đổi mới được tiến hành thuận lợi, nhà nước ta phải đảm bảo an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội trên toàn bộ đất nước.

Nhà nước phải có đủ sức mạnh và kịp thời đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực phản động và thù địch, đảm bảo điều kiện ổn định cho tất cả người dân sinh sống và sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp mạnh mẽ để tăng cường phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Những hoạt động này nhằm mục đích củng cố, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như đảm bảo sự phát triển an toàn và hài hòa, ổn định lâu dài của toàn xã hội.

Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là chức năng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

2.2 Tổ chức, xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân

Đây cũng là một chức năng quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi, việc thực hiện chức năng này thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Ðồng thời, việc thực hiện chức năng này sẽ đảm bảo sức mạnh của nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của mình, quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của bản thân nhà nước và chế độ.

Như vậy, cả hai chức năng trên đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy chức năng tổ chức, xây dựng, đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân là chức năng quan trọng nhất. Bởi theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Có thể thấy rằng, việc đảm bảo và thực hiện các quyền cơ bản của nhân dân là chức năng quan trọng nhất. Khi quyền và lợi ích của người dân được bảo vệ và đảm bảo thì người dân mới toàn tâm xây dựng đất nước, mới có thể tuân thủ theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, từ đó đất nước mới có thể ngày một phát triển và giàu đẹp hơn.

3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc trưng gì?

Ngoài thắc mắc chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì, vấn đề Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những đặc trưng nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những đặc trưng sau:

  • Dân chủ là bản chất của nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền là biểu hiện đặc trưng của chế độ dân chủ, đây chính là tiền đề và điều kiện của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân và người dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp.

Hiến pháp và pháp luật cũng giữ vai trò đối với quyết định tính hợp hiến và hợp pháp, quyết định đến mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Dân chủ là bản chất và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ảnh minh hoạ)
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đề cao, tôn trọng và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội. Tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước chính là quyền con người, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân được xác định với nhau một cách chặt chẽ ở phương diện pháp luật và mang tính bình đẳng.

  • Quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và thực hiện dựa trên nguyên tắc dân chủ, sự phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước được tiến hành một cách chặt chẽ.

Tính chất, cách thức phân công và thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước là vô cùng đa dạng và có sự khác nhau. Nhưng quyền lực nhà nước không được tập trung vào một người mà cần phải có sự phân công quyền lực giữa các cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp.

  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với cơ chế bảo vệ hiến pháp và pháp luật phù hợp. Đây là nhà nước tuân theo hiến pháp và hệ thống pháp luật, luôn đảm bảo hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và tuân thủ một cách nghiêm minh, được xây dựng dựa trên các tiêu chí như là dân chủ, minh bạch, công bằng.

  • Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong phạm vi các mối quan hệ như nhà nước và xã hội, nhà nước và kinh tế. Nhà nước, xã hội và kinh tế là các mối quan hệ tương tác, quy định và có sự chi phối lẫn nhau.

Nhà nước không đứng trên kinh tế xã hội mà Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với kinh tế, xã hội và thực hiện các hoạt động kinh tế, xã hội trong phạm vi hiến pháp và pháp luật.

Bài viết vừa rồi đã giải đáp thắc mắc chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì và những vấn đề về nhà nước pháp quyền ở nước ta. Như vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do đó, mọi người dân Việt Nam hãy sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, cống hiến hết mình để đưa đất nước ngày một phát triển và giàu đẹp hơn.

This post was last modified on 03/02/2024 23:29

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago