Trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra khá đa dạng. Căn cứ vào đối tượng bị xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được phân loại thành: Vi phạm pháp luật hình sự; Vi phạm pháp luật hành chính; Vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm kỉ luật. Vậy hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm nào được nhiều độc giả quan tâm.
- Tuổi Thọ Của Chó Là Bao Nhiêu? Cách Tính Tuổi Của Chó
- Cùng tìm hiểu những địa điểm hẹn hò lãng mạn ở Sài Gòn để có ngay tuyệt chiêu làm “lịm tim” người ấy
- Học phí Trường Đại học Thương Mại (TMU) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu
- Chữa Trị Tàn Nhang Tại Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương Có Tốt Không?
- Xem tuổi xông đất đầu năm cho gia chủ sinh năm 1964 Giáp Thìn năm Nhâm Dần 2022
Câu hỏi:
Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm?
Bạn đang xem: Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm?
A. Hành chính
B. Hình sự
C. Kỷ luật
Xem thêm : Bài thuốc nam từ hoa đu đu đủ đực chữa u tuyến giáp
D. Dân sự
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án D. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm dân sự.
Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:
– Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác ví dụ như quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính,…).
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật ( bố, mẹ, người giám hộ) đồng ý. Khi đó có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
Xem thêm : Làm gì khi bị chó cắn nhẹ? Bị trầy xước nhẹ ở tay có sao không?
– Đối với các hành vi vi phạm hành chính, hình sự hay kỉ uật không xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Cụ thể:
+ Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật.
+ Vi phạm hình sự: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
+ Vi phạm kỷ luật: Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
=> Do đó đáp án chính xác cho câu hỏi là đáp án D. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm dân sự.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp