Luật Giao thông đường bộ đã có quy định rằng chủ phương tiện không được thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe theo ý muốn. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều người cố tình sai phạm. Vậy hành vi thay đổi kết cấu của xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Chào bạn, kiểu dáng, phụ tùng của các loại xe như ô tô, xe máy… đã được tính toán, thử nghiệm để thiết kế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như mục đích sử dụng. Do đó, nếu làm thay đổi cấu tạo, hình dáng, đặc tính kỹ thuật của xe dẫn đến các thông số kỹ thuật của xe không còn phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Điều này sẽ không đảm bảo an toàn cho chuyển động của xe, thậm chí khi tham gia giao thông còn dễ gây tai nạn… Việc thay đổi kết cấu của xe còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Thay đổi kết cấu xe có bị phạt? "Độ pô" phạt bao nhiêu tiền?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa cũng như bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đồng thời, không được cải tạo các xe ôtô khác thành xe ôtô chở khách.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy có thể thấy, chủ phương tiện giao thông không được tự ý thay đổi kết cấu xe cũng như không được làm sai lệch kết cấu so với thiết kế ban đầu của xe theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Thế nào là thay đổi kết cấu xe?
Thay đổi kết cấu xe là hành vi chỉ về việc thay đổi kết cấu của xe làm cho xe khác đi so với xe nguyên bản của nhà sản xuất. Các hành vi dẫn đến thay đổi kết cấu xe có thể kể đến như:
Lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019 của Chính phủ được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021. Theo đó mức phạt với mô tô, xe máy và xe ô tô cụ thể như sau:
Đối tượng
Hành vi
Mức phạt
Xem thêm : Top 9 quán cà phê đẹp đỉnh cao Đà Lạt bạn nhất định phải ghé hết!
Chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô
– Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy.
– Đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
– Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
– Cá nhân: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 2 triệu đồng đối với cá nhân,
– Tổ chức: Phạt tiền từ 1,6 triệu đồng – 4 triệu đồng
Chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô
– Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy.
– Đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.
– Cá nhân: Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân
– Tổ chức: Phạt tiền từ 4 – 8 triệu đồng đối với tổ chức
Chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô
-Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất…
Xem thêm : Mã di truyền là? Mã di truyền có đặc điểm gì?
– Tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe hoặc tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe…
– Cải tạo các xe ôtô khác thành xe ôtô chở khách.
Cá nhân: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân
Tổ chức: Phạt tiền từ 12 – 16 triệu đồng
Nội dung trên cho biết, thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu? Vậy nếu “độ pô” thì sao? Việc thay đổi kết cấu pô xe là nhằm mục đích làm cho tiếng nổ của xe to hơn, gây sự chú ý. Từ thông dụng chúng ta vẫn thường nghe đó là “độ pô xe”.
Độ pô xe là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể Điều 8 Luật này quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm cả hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng các thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới. Đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị âm thanh dẫn đến gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông.
Như vậy, hành vi độ pô xe máy nhằm tạo âm thanh to hơn so với thiết kế của nhà sản xuất là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Theo đó, với hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền:
Bên cạnh đó, nếu gây tiếng ồn ảnh hướng đến người xung quanh còn bị xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; …
Hình phạt bổ sung với hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngoài ra, nếu vi phạm quy định về chuẩn tiếng ồn thì người vi phạm cũng có thể bị xử phạt theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP với mức phạt cao nhất lên đế 160 triệu đồng. Trên đây là thông tin về vấn đề thay đổi kết cấu xe phạt bao nhiêu? Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/02/2024 22:17
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024