Bạn muốn biết mã giao dịch nhưng lại chưa biết cách kiểm tra như thế nào? Trong bài viết này, FPT Shop sẽ cùng bạn khám phá cách tra cứu mã giao dịch của một số ngân hàng lớn hiện nay như BIDV, Agribank, Vietcombank, MBBank, Techcombank.
Mã giao dịch ngân hàng là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết cách tra cứu mã giao dịch, bạn cần hiểu đây là loại mã gì. Bất cứ giao dịch nào được thực hiện trên tài khoản ngân hàng của bạn sẽ đều có mã giao dịch được ngân hàng cung cấp. Thông tin này mang ý nghĩa nhận diện giao dịch đã thành công cũng như để thống kê các giao dịch mà khách hàng đã thực hiện trên hệ thống ngân hàng đó.
Bạn đang xem: Tra cứu mã giao dịch để làm gì? Hướng dẫn cách tra cứu mã giao dịch MB, Vietcombank, BIDV
Tất cả mọi giao dịch từ chuyển tiền, nhận tiền cho tới nhanh toán hóa đơn, thanh toán khi mua sắm,… đều sẽ có mã giao dịch riêng. Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lại các giao dịch khi cần thiết. Đây cũng là bằng chứng để chứng minh giao dịch trong trường hợp phát sinh lỗi hoặc trục trặc trong quá trình thực hiện giao dịch đó. Chẳng hạn như khi bạn chuyển tiền cho người khác, tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng người nhận vẫn chưa nhận được tiền.
Thông thường, mã giao dịch của các ngân hàng sẽ là một dãy ký tự có cấu trúc là FTхххххххххххх. Nó được gán tự động cho mỗi giao dịch và mang tính duy nhất, không có sự trùng lặp giữa các giao dịch. Hiện nay, có nhiều ngân hàng sử dụng mã FT để phân biệt giao dịch nhưng cũng có những ngân hàng cung cấp mã giao dịch không bắt đầu bằng mã FT như BIDV hoặc TPBank.
Phân biệt mã giao dịch và mã xác thực giao dịch
Có không ít người nhầm lẫn mã giao dịch và mã xác thực giao dịch hay còn gọi là mã OTP (One-Time Password). Nếu bạn cũng chưa phân biệt được 2 loại mã này thì hãy theo dõi thông tin dưới đây:
- Mã giao dịch: Là mã được ngân hàng cung cấp ngay sau khi giao dịch được thực hiện thành công và lưu trữ trên hệ thống ngân hàng. Thông qua mã này, khách hàng có thể kiểm tra lại giao dịch đó.
- Mã xác thực OTP: Còn gọi là mã xác minh, mã xác nhận và được ngân hàng cung cấp thông qua email hoặc tin nhắn SMS trước khi giao dịch được thực hiện. Nó được xem là hàng rào bảo mật cuối cùng khi thực hiện giao dịch trực tuyến. Mã OTP có thời hạn hiệu lực ngắn, từ 30 – 60 giây. Nếu trong khoảng thời gian đó bạn không nhập thì sẽ phải lấy mã khác. Chỉ chủ tài khoản mới có thể biết mã này và tuyệt đối không chia sẻ với bất kỳ ai.
Vai trò của mã giao dịch
Trong trường hợp giao dịch diễn ra thành công và thuận lợi thì mã giao dịch không có ý nghĩa gì nhiều và cũng ít người quan tâm đến nó. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình thực hiện xảy ra lỗi thì nó lại có vai trò rất quan trọng.
Nếu thường xuyên thực hiện các giao dịch online với tài khoản ngân hàng, chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp khi chuyển tiền, tiền đã bị trừ nhưng người thụ hưởng vẫn chưa nhận được. Lúc này, mã giao dịch chính là minh chứng để bạn chứng minh giao dịch đó đã hoàn tất.
Ngoài ra, nếu như bạn thấy biến động số dư lạ trong tài khoản ngân hàng nhưng không hề thực hiện. Thì có thể tra cứu lại mã giao dịch để biết nguyên nhân là gì.
Cách kiểm tra mã giao dịch của một số ngân hàng
Tại Việt Nam hiện nay có vô số ngân hàng đang hoạt động. Tại thông tin này, FPT Shop sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã giao dịch của một số ngân hàng lớn như BIDV, Agribank, Techcombank, Vietcombank, MBBank.
1. Tra cứu mã giao dịch MB
Tra cứu mã giao dịch MBBank có thể thực hiện qua Internet Banking, Mobile Banking, liên hệ tổng đài MB, đến quầy giao dịch MB hoặc soạn tin nhắn SMS. Trong đó, nhanh nhất là tra cứu trên ứng dụng MBBank.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Truy cập ứng dụng MBBank > Nhập Tên đăng nhập, Mật khẩu và nhấn Đăng nhập. Để có tài khoản đăng nhập thì trước đó bạn cần đăng ký Internet Banking với ngân hàng MBBank.
Bước 2: Tại giao diện trang chủ, bạn chọn mục Xem tài khoản.
Bước 3: Chọn tiếp vào mục Tài khoản nguồn.
Tại mục tài khoản nguồn, hãy xuống bên dưới và chọn vào giao dịch mà bạn muốn tra cứu. Tại đây, sẽ hiển thị thông tin về mã giao dịch.
Nếu như bạn đang sử dụng dịch vụ SMS Banking thì có thể tra cứu mã giao dịch bằng cách xem lại những tin nhắn mà hệ thống ngân hàng MB gửi đến trước đó. Trong những tin nhắn này sẽ chứa nội dung về biến động số dư, loại giao dịch, mã giao dịch, thời gian,…
Hướng dẫn chi tiết các cách thực hiện có tại bài viết: Tra cứu mã giao dịch MB Bank để làm gì? Chi tiết 5 cách chính xác và nhanh chóng
2. Tra cứu mã giao dịch BIDV
BIDV cũng là một trong những ngân hàng lớn và uy tín hiện nay. Tương như như MBBank, BIDV cho phép khách hàng tra cứu mã giao dịch qua nhiều hình thức nhưng nhanh chóng nhất vẫn là sử dụng app BIDV SmartBanking. Nếu bạn chưa tải ứng dụng này, hãy truy cập kho ứng dụng trên điện thoại để download app và đăng ký dịch vụ Internet Banking BIDV nhé.
Xem thêm : Sau sinh ăn gà rán được không? Gợi ý cho mẹ các món ăn bổ dưỡng làm từ thịt gà
Bước 1: Mở ứng dụng BIDV SmartBanking trên điện thoại và đăng nhập tài khoản.
Nhấn Danh sách và chọn tài khoản muốn kiểm tra mã giao dịch (nếu bạn đang sử dụng nhiều tài khoản BIDV).
Bước 2: Nhấn biểu tượng mũi tên. Sau đó, màn hình sẽ hiển thị tất cả các giao dịch đã thực hiện thành công trên tài khoản của bạn.
Để tra cứu mã giao dịch, bạn sẽ nhấn vào giao dịch tương ứng.
Lưu ý, để áp dụng cách này thì điện thoại phải có kết nối Internet và đã đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking của BIDV.
Cách thứ 2 là tra cứu qua tin nhắn SMS nếu như bạn đã đăng ký SMS Banking BIDV. Khi đó, bạn chỉ cần kiểm tra lại các tin nhắn cũ mà BIDV gửi đến.
Nếu đã lỡ xóa hết, bạn có thể chủ động kiểm tra theo cú pháp:
- Tra cứu thông tin giao dịch cuối cùng: GD_STK_MK gửi 8149.
- Tra cứu thông tin 5 giao dịch gần nhất: 5GD_STK_MK gửi 8149.
Trong đó:
- _ là khoảng trống
- STK là số tài khoản BIDV của bạn.
- MK là mật khẩu gồm 6 chữ số.
3. Tra cứu mã giao dịch Techcombank
Việc tra cứu mã giao dịch Techcombank có thể thực hiện trực qua Techcombank Mobile, soạn tin nhắn SMS hoặc đến trực tiếp quầy giao dịch. Tiện lợi nhất là tra cứu trực tuyến, tuy nhiên yêu cầu là thiết bị cần có kết nối mạng và đã đăng ký Internet Banking hoặc Mobile Banking của Techcombank.
Để tra cứu mã giao dịch Techcombank nhanh chóng trên app Techcombank Mobile, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập ứng dụng Techcombank Mobile và đăng nhập tài khoản.
Sau đó, bạn chọn mục Tài khoản thanh toán tại màn hình chính.
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn mục Lịch sử giao dịch.
Bước 3: Chọn giao dịch muốn tra cứu mã giao dịch. Trên biên lai của ứng dụng sẽ hiển thị thông tin gồm mã giao dịch.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chủ động tra cứu mã giao dịch Techcombank bằng cú pháp tin nhắn SMS:
TCBGD [số tài khoản] [mật khẩu] gửi 8049
Cách này chỉ có thể tra cứu được 5 giao dịch gần nhất và phí nhắn tin là 500đ/SMS.
Để biết chi tiết các cách tra cứu, bạn hãy tham khảo bài viết: Chi tiết 3 cách tra cứu mã giao dịch Techcombank nhanh chóng, dễ thực hiện
4. Tra cứu mã giao dịch Vietcombank
Tra cứu mã giao dịch Vietcombank cũng là điều mà nhiều người muốn biết bởi đây là một ngân hàng nổi tiếng với nhiều tiện ích và ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
Xem thêm : Nghĩa vụ trả nợ chấm dứt khi người vay chết có đúng không?
Nếu như bạn đã và đang sử dụng ứng dụng VCB Digibank thì có thể áp dụng cách tra cứu mã giao dịch Vietcombank theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên ứng dụng VCB Digibank > Chọn Danh sách tài khoản và thẻ.
Bước 2: Chọn mục Số dư khả dụng.
Bước 3: Mã giao dịch sẽ là MBVCB…
Với những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến Vietcombank thì có thể tra cứu mã giao dịch Vietcombank bằng cách soạn tin nhắn:
- VCB SD gửi 6167 để xem thông tin về 5 giao dịch gần nhất.
- VCB GD gửi 6167 để xem giao dịch mới nhất.
Tuy nhiên, để tra cứu mã giao dịch Vietcombank bằng cách này, bạn cần đăng ký SMS Banking tại phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng Vietcombank. Phí gửi tin nhắn là 1.000đ/SMS.
5. Tra cứu mã giao dịch Agribank
Tiếp theo, FPT Shop sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã giao dịch Agribank. Tương tự như các ngân hàng phía trên, bạn có thể tra cứu được thông tin này bằng cách kiểm tra trực tuyến trên ngân hàng số hoặc đến quầy giao dịch, gửi tin nhắn.
Nhanh nhất là thực hiện qua ứng dụng E-Mobile Banking Agribank và app này còn tích hợp rất nhiều tiện ích giúp quản lý tài khoản, thanh toán hóa đơn,… thuận tiện. Để tra cứu mã giao dịch Agribank trên ứng dụng Mobile Banking, bạn làm như sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào ứng dụng E-Mobile Banking Agribank > Chọn mục Lịch sử giao dịch.
Bước 2: Chọn tài khoản muốn tra cứu nếu như bạn đang sử dụng đồng thời nhiều tài khoản.
Tùy chỉnh thời gian tra cứu sau đó nhấn biểu tượng kính lúp bên cạnh.
Bước 3: Mã giao dịch là dãy số 6 ký tự được in trên hóa đơn giao dịch.
Nếu điện thoại không có Internet hoặc E-Banking Agribank đang bảo trì, bạn có thể tra cứu bằng dịch vụ SMS Banking với cú pháp như sau:
- VBA GD gửi 8149.
- VBA GD [số tài khoản] gửi 8149.
Lưu ý, khi tra cứu mã giao dịch Agribank qua SMS Banking, phí tin nhắn là 1.500đ/SMS. Mức phí khá cao nên sẽ không phù hợp để tra cứu thường xuyên.
Tạm kết
Thông qua bài viết này, FPT Shop đã giúp bạn hiểu mã giao dịch là gì và cách tra cứu mã giao dịch của một số ngân hàng lớn hiện nay. Cách thực hiện mà FPT Shop chia sẻ mang tính tối ưu và đơn giản nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng hoặc liên hệ tổng đài nhé.
Xem thêm:
- Cách tra cứu mã ngân hàng MB Bank chính xác cho giao dịch chuyển/nhận tiền quốc tế
- Tra cứu mã ngân hàng như thế nào? Tổng hợp mã SWIFT Code ngân hàng đầy đủ nhất 2024
Để chủ động tra cứu mã giao dịch nhanh chóng, bạn cần sở hữu một thiết bị với khả năng kết nối Internet. Đến ngay FPT Shop và rinh về một chiếc smartphone giá tốt kèm theo nhiều ưu đãi cực sốc nhé.
Xem thêm một số mẫu iPhone bán chạy tại đây: iPhone
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp