Categories: Tổng hợp

Thất ngôn bát cú đường luật là gì? Cách gieo vần, luật bằng trắc

Published by

Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này có luật lệ nghiêm ngặt, được coi là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại. Để biết thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Cách gieo vần, luật bằng trắc để làm thơ Thất ngôn bát cú chuẩn nhất quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

Thất ngôn bát cú là thể thơ phổ biến trong các thể thơ Đường luật được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. Thể thơ Thất ngôn bát cú phát triển cực thịnh vào đời nhà Đường và du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc.

Thể Thất ngôn bát cú Đường luật du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc

Thất ngôn bát cú là thể thơ có quy định nghiêm ngặt về số câu, số chữ và luật, vần nên thể thơ này ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi giới quý tộc.

Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tổng số chữ của một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là 56 chữ.

Cấu tạo của một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận, Kết. Cụ thể:

  • Phần Đề: Gồm 2 câu đầu. Trong đó, câu 1 là phá đề để mở bài, câu 2 là thừa đề dùng để tiếp nối với câu 1; nói lên đầu đề của bài.
  • Phần Thực: Gồm câu 3 và câu 4, dùng để giải thích đầu bài.
  • Phần Luận: Gồm câu 5 và câu 6, dùng để nói lên cảm xúc với ý kiến khen chê hoặc so sánh.
  • Phần Kết: Gồm 2 câu cuối tóm lược ý nghĩa chung của toàn bài.

Luật thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Một bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt về luật bằng – trắc, cấu trúc, niêm vận và tính đối của bài thơ. Bởi vậy, cách làm thơ Thất ngôn bát cú Đường luật là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt về những quy tắc của thể thơ này.

Luật thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Luật bằng trắc trong thơ Thất ngôn bát cú

Luật bằng trắc: Các câu trong bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuân theo quy luật bằng trắc rất chặt chẽ. Chữ thứ 2 của câu đầu bài thơ nếu là thanh trắc thì bài thơ sẽ theo luật trắc, còn nếu là thanh bằng thì cả bài thơ theo luật bằng. Bài thơ không tuân theo đúng luật bằng trắc là bài thơ thất luật.

Luật vần trắc

  1. B B T T B B T
  2. T T B B T T B (Vần)
  3. T T B B B T T
  4. B B T T T B B (Vần)
  5. B B T T B B T
  6. T T B B T T B (Vần)
  7. T T B B B T T
  8. B B T T T B B (Vần)

Khách Chí – Đỗ Phủ

  1. Xá nam, xá bắc giai xuân thủy
  2. Ðản kiến quần âu nhật nhật lai
  3. Hoa kiến bất tằng duyên khách tảo
  4. Bồng môn kim thủy vị quân khai
  5. Bàn tôn thị viễn vô kiêm vị
  6. Tôn tửu gia bần chỉ cựu phôi
  7. Khẳng dữ lãn ông tương đối ẩm
  8. Cách ly hôn thủ tận dư bôi.

Luật Bằng Vần Bằng

  1. B B T T T B B (V)
  2. T T B B B T B (V)
  3. T T B B B T T
  4. B B T T T B B (V)
  5. B B T T B B T
  6. T T B B T T B (V)
  7. T T B B B T T
  8. B B T T T B B (V)

Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài – Tác giả Lý Bạch

  1. Phượng Hoàng đài thượng, phượng hoàng du
  2. Phượng khứ đài không gian tự lưu
  3. Ngô cung hoa thảo mai u kính
  4. Tấn đại y quan thành cổ khâu
  5. Tam sơn bản lạc thanh thiên ngoại
  6. Nhị thuỷ chung phân Bạch Lộ châu
  7. Tổng vị phù vân năng tế nhật
  8. Trường An bất kiến sử nhân sầu

Niêm

  • Chữ thứ 2 của câu 2 phải cùng thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 3 và khác thanh với chữ thứ 2 câu 4.
  • Chữ thứ 2 của câu 4 phải cùng thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 5 và khác thanh với chữ thứ 2 câu 6.
  • Chữ thứ 2 của câu 6 phải cùng thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 7 và khác thanh với chữ thứ 2 câu 8.
  • Chữ thứ 2 của câu 8 phải cùng thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 1 và khác thanh với chữ thứ 2 câu 2.

Nếu bài thơ không thoả bất kỳ điều kiện nào trong tất cả điều kiện trên đây thì gọi là thất niêm.

Nhịp thơ

Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu.

Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà

Cỏ cây chen đá / lá chen hoa.

(Trích Qua đèo Ngang – Tác giả Bà Huyện Thanh Quan)

Nhịp thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

Đối

Trong bài thơ Thất ngôn bát cú, các câu 3-4 và 5-6 sẽ đối với nhau từng cặp một. Đối phải bao gồm đối ý, đối từ và cả đối thanh. Bài thơ có phần đối không chỉnh thì không phải là bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hoàn hảo

Cách gieo vần thơ Thất ngôn bát cú

Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ thể Thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không cùng vần. Trong toàn bài thơ chỉ dùng độc nhất 1 vần (gọi là độc vận).

Vần có 2 loại: chính vận và thông vận

  • Chính vận là vần gồm những âm y hệt nhau, chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Ví dụ: sương, trường, dương, thương…
  • Thông vận là vần gồm các chữ có âm tương tự nhau. Ví dụ: lùng, chung, không, tòng, đông, công, hồng…Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống nhau lắm, miễn cưỡng dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.

Nếu dùng chữ có âm hoàn toàn khác nhau sẽ gọi là lạc vận.

Bài thơ: Canh khuya (Tác giả – Hồ Xuân Hương)

“Canh khuya văng vẳng tiếng trống dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương mê, say lại tỉnh,

Vừng trăng bóng tà, khuyết chưa tròn.

Xuyên qua mặt đất, rêu từng đám,

Đâm qua chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con. ”

Thơ 8 chữ là thể thơ gì? Cách ngắt nhịp, gieo vần thể thơ 8 chữ

Thể thơ 6 chữ là thể thơ gì? Thơ 6 chữ về quê hương, tình yêu

Ở đây, ta thấy các chữ được gieo vần gồm “non”, “tròn”, “hòn”, “con”. Ta thấy được rằng đa phần các bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú thường gieo vần ở vần chân.

Trong bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, ta có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận thường chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu có lạc vận thì coi như bài thơ đó hỏng.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, cách gieo vần, luật thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ cổ có yêu cầu luật thơ nghiêm ngặt, bởi vậy để sáng tác bài thơ thuộc thể thơ này không phải là điều dễ dàng. Với những người mới bắt đầu tập tành làm thơ thì nên lựa chọn thể thơ tự do để bắt đầu.

This post was last modified on 12/03/2024 09:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

45 phút ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

1 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

17 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

17 giờ ago