Để quản lý xã hội cùng với các phương tiện khác nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Không có pháp luật xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, tồn tại và phát triển được. Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ Nhà nước và công dân. Vậy cụ thể vai trò của pháp luật với nhà nước ra sao? Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mác trên.
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Bạn đang xem: Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?
+ Pháp luật là chuẩn mực về những việc được làm, phải làm và không được làm.
+ Do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện.
+ Nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Đặc trưng của pháp luật
– Tính quy phạm phổ biến
+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.
+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
– Tính quyền lực, bắt buộc chung
+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.
+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.
– Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Xem thêm : 4 thói quen cần tránh khi dùng thẻ tín dụng
+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: Diễn đạt chính xác, một nghĩa.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp à tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
– Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc.
+ Do nhà nước ban hành.
+ Nội dung phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
+ Nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước.
– Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực.
b. Bản chất xã hội của pháp luật
Pháp luật mang bản chất xã hội:
+ Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội: Phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
+ Do các thành viên của xã hội thực hiện: Được xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, quy tắc xử sự chung và tuân theo.
+ Vì sự phát triển của xã hội: Làm cho xã hội trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
– Pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định.
– Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: Vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị
– Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
– Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật à pháp luật là công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xã hội.
Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
– Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau.
– Nhà nước đưa những quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp vào trong các quy phạm pháp luật.
– Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
– Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật và đạo đức: Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp