Categories: Tổng hợp

Hợp tác xã cũng phải tuân theo quy luật thị trường

Published by

Chính sách hỗ trợ hợp tác xã cần gắn với nguồn lực thực hiện và cơ chế kiểm soát

Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp?

Tham gia góp ý xây dựng Luật Hợp tác xã, PGS.TS. Chu Tiến Quang, Nguyên trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, mô hình này nhiều năm qua vẫn khó phát triển dù hiện nay chúng ra đang chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới là do định nghĩa hợp tác xã của Việt Nam chưa rõ ràng. Theo Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) “hợp tác xã là tổ chức tự trị của những người tự nguyện đoàn kết cùng giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh tế xã hội và văn hoá, thông qua một doanh nghiệp đồng sở hữu và được kiểm soát một cách dân chủ”.

Tuy nhiên, Luật hợp tác xã 2012 mới ghi nhận “thông qua tổ chức kinh tế đồng sở hữu” nên hiện nay có 2 luồng ý kiến, người cho rằng hợp tác xã là hợp tác xã không phải là doanh nghiệp; nhưng có ý kiến cho rằng hợp tác xã phải là một doanh nghiệp thì nó mới hoạt động được trên thị trường.

“Nguyên nhân không công nhận hợp tác xã là doanh nghiệp là do có sự đánh đồng định nghĩa doanh nghiệp với công ty, trong khi đó doanh nghiệp là từ chung chỉ một sản nghiệp kinh tế, và trong doanh nghiệp thì chia ra nhiều loại hình trong đó có các mô hình công ty. Vì vậy sẽ không có gì bất hợp lý nếu coi hợp tác xã là doanh nghiệp. Việc này sẽ khiến hợp tác xã được hưởng những quyền kinh tế như các doanh nghiệp, song lại có thể chế nội bộ riêng với “kiểu chơi” riêng. Chúng ta làm chưa rõ, chưa thật rõ để người ta biết rằng vào hợp tác xã thì phải làm gì”, ông Quang phân tích và nhìn nhận.

Ông cũng chỉ ra những đặc trưng căn bản của hợp tác xã mà không mô hình doanh nghiệp nào có được: cổ đông là người góp vốn, không phải vốn cổ phần. Vốn cổ phần trong công ty có thể thay đổi, nhưng vốn góp thì không thay đổi.

“Phần vốn góp này không có lãi và khi ra khỏi hợp tác xã có thể tặng lại, không mua bán, giao dịch. Tính đồng sở hữu, dân chủ đoàn kết của mô hình hợp tác xã phải thể hiện ở chỗ đó”, ông nói và cho biết, vấn đề này không được giải quyết, làm rõ trong Luật. Hơn thế, ông chỉ ra quá trình phát triển hợp tác xã đang đi sai đường khi chú trọng vào phát triển số lượng trong khi việc phải làm là nâng cao chất lượng hợp tác xã.

Về thành viên hợp tác xã, ông Quang đồng ý với quan điểm có thành phần đóng tiền hưởng dịch vụ không tham gia vào hoạt động hợp tác xã, song việc “sáng tạo” ra thành viên liên kết góp vốn hưởng lãi sẽ có thể làm mất bản chất của sở hữu trong hợp tác xã. Hơn thế, “phần thu về thì phải hướng nhập vào cho tập thể, tạo ra tài sản mang tính cộng đồng, xã hội, làm cơ sở cho hợp tác xã phát triển nhưng Dự thảo Luật hợp tác xã có thể chia đến 95% thì không còn là hợp tác xã mà là mô hình công ty”, ông nói.

Vận hành hợp tác xã theo cơ chế thị trường

“Hiện Dự thảo Luật hợp tác xã mới mở ra một lối thoát cho phép hợp tác xã thế chấp tài sản này để vay vốn, tuy nhiên không cho góp vốn cổ phần bằng quỹ không chia và tài sản không chia để kinh doanh thì tôi cho rằng, đó là một sự gò bó với hợp tác xã”, PGS.TS. Chu Tiến Quang nhìn nhận. Còn theo chuyên gia Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam, hợp tác xã có thể thành lập và sở hữu công ty vì khi có thặng dư tài sản, họ có quyền góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân, song ông cũng đồng quan điểm lợi nhuận này phải trở về tập thể.

GS.TS Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, bên cạnh các nguyên tắc hoạt động, hợp tác xã phải tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường. “hợp tác xã phải là tổ chức tự trị, tập hợp nông dân kết nối với doanh nghiệp lớn để thành viên có đời sống tốt đẹp hơn, tạo cho họ sức mạnh để làm bạn, hợp tác rồi cạnh tranh với doanh nghiệp”, ông phân tích từ góc nhìn phát triển hợp tác xã khu vực nông nghiệp.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng cần tạo ra hành lang pháp lý cho hợp tác xã hoạt động và phải tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết của hợp tác xã. Lý do là thực tế cho thấy, nhiều hợp tác xã đang làm ăn tốt, nhưng sau khi có sự can thiệp hành chính của chính quyền điạ phương thì trở nên trì trệ, không hiệu quả.

Nhìn nhận hợp tác xã là điểm tựa tái cơ cấu nông nghiệp và nông thôn hiện nay, ông Viên nhấn mạnh, không cần hô hào về tích tụ tập trung đất đai, mà cần tạo dựng chính sách, cơ chế làm cho nông dân thấy cần hợp tác xã và hiểu mô hình này là do nông dân vì nông dân.

Về chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, lần này dự thảo luật đưa ra tới 8-9 chính sách, nhưng theo PGS. Ngô Tiến Quang, chính sách đưa ra phải khả thi. Ông cho rằng hỗ trợ hợp tác xã phát triển cần tập trung vào 3 nhóm chính sách. Một là chính sách định hướng; hai là chính sách tạo động lực; và ba là chính sách phòng ngừa rủi ro; đặc biệt là hiện chính sách bảo hiểm còn yếu và trống vắng. Bên cạnh đó cần quy định, cam kết sử dụng chính sách của hợp tác xã. “Nếu cứ bình quân thực hiện, không kiểm định là lãng phí, không hiệu quả”, ông nhấn mạnh.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 18:12

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Số nào giúp bạn thỏa ước nguyện?

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…

45 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Dần kiêu ngạo, Ngọ hăng hái

Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…

52 phút ago

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

3 giờ ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

9 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

10 giờ ago