Cách mạng Tân Hợi 1911 là một trong những cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để tại Trung Quốc. Cuộc cách mạng này đã giúp loại bỏ chế độ phong kiến cổ hủ thành lập nên chế độ dân chủ theo chế độ và hệ tư tưởng mới. Cách mạng Tân Hợi 1911 mang đến sức ảnh hưởng to lớn với cách mạng dân tộc dân chủ tại Việt Nam sau này. Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu thêm các thông tin về Cách mạng Tân Hợi 1911 qua nội dung bài viết sau đây.
Tìm hiểu cách mạng Tân Hợi lớp 11
Cách mạng Tân Hợi lớp 11 là một trong những bài giảng quan trọng nằm trong chương trình dạy và học lịch sử phổ thông lớp 11. Lịch sử đã ghi lại cuộc cách mạng này còn có tên gọi là Cách mạng Trung Quốc hay Cách mạng 1911. Để có thêm những thông tin chi tiết về cuộc cách mạng này, cùng tham khảo kiến thức tổng hợp dưới đây.
Bạn đang xem: Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa, Tính chất và Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911
Nguyên nhân cuộc cách mạng Tân Hợi
- Cách mạng Tân Hợi do sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc.
- Bởi nhà Mãn Thanh hèn nhát cản trở sự phát triển của đất nước, đã trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, làm bán rẻ lợi ích của dân tộc.
Hoàn cảnh cách mạng Tân Hợi 1911
Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống phong kiến, chống đế quốc lan rộng khắp các tỉnh tại Trung Quốc. Nắm bắt tình hình Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản với mục đích thành lập một chính đảng. Vào tháng 8-1905, chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc Trung Quốc – Đồng minh hội ra đời. Thành phần của hộ này bao gồm: tiểu tư sản, địa chủ, tư sản, đại biểu công nông, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.
Xem thêm : Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
Dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, Đồng minh hội đưa ra Cương lĩnh chính trị nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Thành lập Dân quốc, đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày là mục tiêu của hội. Phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội.
Diễn biến của cách mạng Tân Hợi 1911
- Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” vào 09/05/1911. Từ đây quyền kinh doanh đường sắt sẽ được trao cho các nước đế quốc, quyền lợi dân tộc và nhân dân Trung Quốc bị bán rẻ. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng, gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong tầng lớp tư sản, quần chúng nhân dân.
- Ngày 10-10-1911, ở Vũ Xương, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa => Cuộc Cách mạng bùng nổ. Cuộc khởi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc sau khi giành được thắng lợi.
- Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh ngày 29-12-1911, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm người đứng đầu là Chính phủ lâm thời, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Hiến pháp lâm thời được thông qua tại Quốc dân đại hội. Hội công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên so với Cương lĩnh của Đồng minh hội, hội không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.
- Một số lãnh đạo Đồng minh hội nhận thấy thắng lợi bước đầu của cách mạng đã chủ trương thương lượng với đại thần của triều đình Mãn Thanh – Viên Thế Khải. Theo như thương lượng Tôn Trung Sơn phải từ chức sau khi ép buộc vua Thanh thoái vị. Theo đó vào tháng 2-1912 Tôn Trung Sơn từ chức.
- Tháng 3 năm 1912, Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc => Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt. Chế độ phong kiến quân phiệt trở lại nắm quyền làm chủ Trung Quốc.
Kết quả của cách mạng Tân Hợi
- Kết quả chế độ phong kiến triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.
- Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
- Công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên về cơ bản cuộc cách mạng này lại không mang đến kết quả triệt để.
Tính chất cách mạng Tân Hợi là gì?
Trên thực tế cách mạng Tân Hợi lớp 11 là cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, chống chủ nghĩa đế quốc của nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên thực chất đây lại mà một cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để. Cuộc cách mạng là đã giúp lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nên chủ nghĩa dân chủ tư sản.
Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để là vì:
- Cuộc cách mạng chưa lật đổ được hoàn toàn chế độ phong kiến.
- Cuộc CM cũng chưa chia được ruộng đất cho nhân dân.
- Cuộc CM chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược.
Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi
- Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên có đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể.
- Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, lật đổ triều đại Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ngoài ra cách mạng cũng mang đến quyền tự do bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc. Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân Hợi 1911 thắng lợi đã cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới.
Hạn chế của cách mạng Tân Hợi
Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Cuộc CM này tồn tại các mặt hạn chế như:
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Không thủ tiêu tận gốc giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược cũng như không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc
- Cuộc CM còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức.
Cách mạng Tân Hợi ảnh hưởng đến Việt Nam như nào?
Xem thêm : Bánh su kem bao nhiêu calo? Cách ăn bánh su kem không béo?
Thời điểm đó, Việt Nam là một nước đang một cổ hai gông chịu áp bức của cả phong kiến và đế quốc thực dân. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi đã ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và ý chí đấu tranh của nhân dân các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây còn là bài học xác đáng về đường lối lãnh đạo cũng như cách thức kết thúc chiến tranh, giải quyết vấn đề cho Đảng ta sau này.
So sánh Cách mạng tháng 2 ở Nga và Cách mạng Tân Hợi
Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng 2 ở Nga và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là gì?
Hoàn cảnh của hai cuộc cách mạng
- CMXHCN Tháng 10: Nga hoàng bị lật đổ. Ở Nga 2 chính quyền song song tồn tại. Cần có một cuộc CM để sắp xếp lại tình hình
- CM Tân Hợi: Giai cấp TS Trung Quốc lớn mạnh. Trung Quốc bị biến thành thuộc địa nửa phong kiến.
Mục tiêu của hai cuộc cách mạng
- CMXHCN Tháng Mười: Đưa nước Nga tiến lên CNXH, Lật đổ CP LTTS.
- CM Tân Hợi: Lật đổ chế độ chế độ PK Mãn Thanh, đưa TQ tiến lên chế độ tư bản.
Lãnh đạo của hai cuộc cách mạng
- CMXHCN Tháng Mười: Giai cấp vô sản
- CM Tân Hợi: Giai cấp tư sản
Tính chất của hai cuộc cách mạng
- CM tháng Mười: Cách mạng XHCN
- CM Tân Hợi: Cách mạng DCTS.
Kết quả của hai cuộc cách mạng
- CM Tháng Mười: Lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới
- CM Tân Hợi: Lật đổ chế độ PK Mãn Thanh, lập ra nước Trung Hoa dân quốc
DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến quý vị và các bạn thông tin chi tiết về cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến kiến thức hữu ích về chủ đề Cách mạng Tân Hợi 1911. Chúc bạn luôn học tốt!.
Xem thêm:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất lịch sử 11: Nguyên nhân, Diễn biến, Tính chất
- Cuộc Duy tân Minh Trị: Hoàn cảnh, Nội dung, Tính chất, Ý nghĩa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp