1. Bắp giò ngâm mắm
Bắp giò heo ngâm mắm không chỉ là món nhậu yêu thích cho các ông chồng mà chị em phụ nữ và các bé cũng rất yêu thích. Để làm món ăn ngon như bắp giò ngâm mắm, bắp giò cần được sơ chế sạch. Dùng dây chỉ cuộn chặt bắp giò lại. Cho bắp giò vào nồi, luộc nhanh 5 phút để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn. Đem rửa sạch lại rồi luộc chín. Khi luộc, bạn nhớ cho củ hành thái lát và chút bột nêm vào. Thời gian luộc khoảng 20 – 25 phút tùy chân giò to hay bé. Luộc chín, bạn thả ngay vào bát nước lạnh để bắp giò được trắng và giòn hơn. Sau đó vớt ra để nguội.
Bạn đang xem: 5 món ngon, hấp dẫn từ thịt chân giò chị em có thể tự làm khiến ông xã không bao giờ chán cơm nhà
Cho nước mắm, đường và một bát con nước vào nồi, đun sôi lăn tăn khoảng 3 phút để đường và mắm tan hết. Tắt bếp thì thả ớt thái lát, tỏi bóc và tiêu vào. Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch có nắp đậy, cho bắp giò heo vào rồi đổ phần nước mắm đường đã nguội vào cho ngập thịt. Đậy nắp lại và cho vào tủ lạnh. Khoảng 3 – 4 ngày là thịt có thể sử dụng được.
2. Chân giò kho xì dầu
Chân giò kho xì dầu là món ăn mặn ăn cùng cơm trắng rất ngon. Chân giò rửa sạch, nhất là phần móng phải sơ chế thật sạch. Chặt chân giò thành từng miếng hơi to một chút. Cho thịt vào nồi, chần qua 2-3 phút với một thìa muối trắng. Sau đó đem rửa lại cho sạch.
Cho dầu ăn vào chảo, cho gừng thái lát, hoa hồi, quế vào đảo đến khi dậy mùi thơm thì cho tiếp xì dầu vào. Trút phần thịt vào xào nhanh tay khoảng 4 phút. Tiếp đó, nêm thêm bột nêm, bột canh, tiêu rồi đổ nước xăm xắp mặt thịt. Kho nhỏ lửa khoảng 1 giờ đến khi thịt mềm nhừ, nước sốt sánh lại là được.
Xem thêm : Mèo vào nhà là điềm gì? Hên hay xui? Lý giải như nào?
3. Bắp chân giò luộc
Bắp giò luộc là món ăn đơn giản, không ngán có thể ăn cùng cơm hay bún đều ngon. Chân giò lọc bớt phần màng mỡ dính xung quanh miếng thịt. Rửa thịt với nước muối loãng để loại bỏ hết mùi hôi rồi để thật ráo nước
Bó chân giò: đặt miếng bắp giò ra thớt, cuộn tròn sao cho phần da bọc kín phần thịt bên trong. Dùng chỉ buộc qua để cố định, sau đó cuộn theo hình xoắn ốc quanh chân giò thật chắc càng tốt. Chuẩn bị nửa nồi nước sôi, cho thịt vào chần nhanh khoảng 5 phút cho hết chất bẩn, bạn nhớ mở vung để mùi hôi bay hết đi nhé. Đem thịt ra rửa lại thật sạch.
Cho thịt vào nồi, đổ ngập nước vào luộc. Hành tím thái lát cho vào, nêm thêm 1 thìa bột canh, 1 thìa bột nêm. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa liu riu, luộc khoảng 20 – 25 phút. Bạn kiểm tra thịt chín chưa bằng cách dùng đũa xiên vào, nếu không còn nước màu hồng chảy ra là thịt đã chín. Vớt thịt ra, thả ngay vào bát nước đá lạnh ngâm 15 phút. Việc này giúp thịt được săn lại, giòn hơn. Đợi thịt nguội, thái thịt thành lát mỏng. Bắp chân giò luộc chấm nước mắm tỏi ớt hoặc chấm mắm tôm ăn cùng rau sống.
4. Chân giò hầm ngũ vị
Chân giò hầm ngũ vị cách nấu hơi kì công hơi chút nhưng cực kì bổ dưỡng. Chân giò sơ chế sạch, chặt thành miếng hơi to một chút rồi đem chần. Ướp chân giò với 2 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa mắm, 1 thìa bột nêm. Cho gừng, tỏi, hành thái lát, quế, hồi, lá nguyệt quế vào chảo rang vàng để có mùi thơm. Xếp chân giò vào nồi, cho hỗn hợp vừa rang vào, thêm rượu gạo, đường nâu và nước dừa xiêm vào. Thêm nước vào để xăm xắp mặt thịt. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa, hầm liu riu lửa đến khi cạn hết nước thì được.
Xem thêm : Móng tay bị sần gợn sóng là THIẾU CHẤT gì, phản ánh gì về sức khỏe?
5. Chân giò giả cầy
Chân giò giả cày rất được cánh mày râu ưa chuộng. Chân giò bọc giấy báo, thui trên bếp ga cho da xém vàng. Đem rửa sạch, bóc móng rồi chặt thành miếng nhỏ vừa ăn. Riềng xay nhỏ. Sả băm nhỏ. Cho sả và một nửa riềng vắt lấy nước cốt. Mẻ cho vào bát, thêm 2 thìa nước rồi lọc lấy nước mẻ, bỏ bã.
Ướp chân giò với nước riềng sả, riềng xay, mẻ, mắm tôm, bột nêm, bột canh, tiêu, bột nghệ. Trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút trước khi nấu. Cho muôi canh dầu ăn vào nồi, cho phần thịt đã ướp vào đảo đều cho thịt săn lại. Thêm nước xăm xắp thịt rồi đun nhỏ lửa. Ninh khoảng 40 phút đến khi thịt mềm nhừ, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
– Trước tiên cần phải biết mẹo chọn chân giò thế nào cho ngon. Chân giò trước và sau thì có sự khác biệt đôi chút về hương vị. Chân trước của con heo hoạt động nhiều hơn nên thịt mỏng, ít thịt hơn tuy nhiên thịt lại mềm, ngọt hơn. Ngược lại, chân giò sau nhiều thịt bắp nhưng lại cũng nhiều mỡ hơn, thịt không ngọt như chân trước. Nếu như chân giò trước được dùng để chế biến các món kho, hầm, giả cày thì chân giò sau dùng chế biến món rang, thịt băm, luộc, nấu cháo…
– Chân giò mua về cần được làm sạch sẽ, rửa muối, giấm để loại bỏ mùi hôi.
– Với các món hầm, có thể hầm chân giò trong nồi áp suất để thịt nhanh chín mà vẫn đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/03/2024 09:12
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024