Categories: Tổng hợp

Nông nghiệp Cà Mau – Hỏi về nuôi Thỏ

Published by
Video thỏ nhổ lông bao lâu thì đẻ

Hỏi: Tôi là Nguyễn Văn Phước, nông dân, cho tôi hỏi do tình hình chăn nuôi heo, gà gặp khó khăn trong thời gian qua, nay tôi muốn chuyển sang nuôi Thỏ nhưng không biết về kỹ thuật chăn nuôi nên cần sự hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn.

Xin trả lời:

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ: (nguồn trên cổng thông tin điện tử Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Các giống thỏ đang nuôi phổ biến: Newzealand White, Newzealand White Panon, California và các giống lai giữa thỏ ngoại với thỏ nội.

I. Chọn giống:

Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định:

– Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết…

– Tỷ lệ thụ thai trên 70% , phối giống 8 lần và đẻ được 5 – 6 lứa/năm, mỗi lứa 6 – 7 con.

– Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% ( mỗi lứa cai sữa trên 5 – 6 con ), thích nghi tốt, khoẻ mạnh, không bệnh tật, tăng trọng nhanh ( bình quân 30 gr/con/ngày )…

II. Phối giống:

Ở cơ sở nhân giống thương phẩm, cho con cái phối giống 2 lần với 2 con đực khác nhau, đực trẻ phối trước, đực già phối sau, cách nhau khoảng 4-6 giờ. Ở các cơ sở nhân giống thuần chủng, phối lặp lại với một con đực, cách nhau 4-6 giờ.

Phải bắt thỏ cái động dục đến chuồng thỏ đực, nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao.

Thỏ hay có hiện tượng chửa giả, chậm sinh và vô sinh: Khi thỏ động dục, nếu có những tấc nhân làm hưng phấn… đều kích thích trứng rụng, hình thành quá trình điều tiết hooc-mon ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ động dục tiếp theo và thỏ cái biểu hiện như chửa thật. Muốn biết được thỏ chửa thật hay chửa giả thì phải khám thai, sau khi phối giống 12 ngày.

Trường hợp chậm sinh và vô sinh, lâu ngày không động dục hoặc phối giống nhiều lần mà không có thai, có rất nhiều nguyên nhân:

Thỏ đực, chưa thành thục về tính dục, già yếu hay bệnh tật… tính dục kém .

– Thỏ cái, cơ quan sinh dục bị bệnh về tử cung, buồng trứng, rối loạn nội tiết (hooc-mon)…

– Thức ăn kém dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng và sinh tố… hoặc do khẩu phần thức ăn quá đơn điệu, thỏ mập quá hay ốm quá…

– Nuôi dưỡng kém, chật chội, nóng nực, ẩm thấp, tối tăm, mưa tạt gió lùa.

Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ, nếu do môi trường hoặc chăm sóc nuôi dưỡng có thể khắc phục được, còn nếu do bệnh tật thì nên loại thải sớm.

III. Chuồng nuôi và ổ đẻ:

1. Chuồng nuôi:

Phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa, quét dọn vệ sinh dễ dàng, cách xa chuồng heo, chuồng gà.

Qui cách chuồng phù hợp nhất là khối hộp chữ nhật, dài 90cm, rộng 60cm, cao 50cm, có thể chia làm 2 ngăn, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước cho thỏ, kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không hư hao. Mỗi ngăn nuôi 5- 6 con thỏ thịt, 2 con hậu bị hoặc 1 con sinh sản. Chuồng có thể làm 1 tầng hoặc 2 tầng, 1 tầng thì nắp mở mặt trên, 2 tầng thì cửa mở phía trước, dưới đáy tầng trên phải có khay hứng phân.

2. Ổ đẻ:

Kích thước vừa phải, dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm, mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. 1- 2 ngày trước khi đẻ thỏ mẹ vào ổ nhổ lông bụng trộn với đồ lót để chuẩn bị đẻ. Cho nên, phải đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mang thai được 27-28 ngày và lấy ra khi thỏ con trên 20 ngày.

VI. Nuôi Thỏ công nghiệp:

1. Chuồng trại:

Trại nuôi thỏ phải thoáng mát, có ánh nắng ban mai lọt vào, dễ làm vệ sinh, có rào chắn chuột, mèo; chuồng có lưới sắt, có giá đỡ bằng sắt hoặc bằng cây có sơn phủ.

2. Thỏ giống:

Chọn thỏ trong độ tuổi từ sáu tuần đến năm tháng tuổi. Dựa vào các đặc điểm sau: vành tai sạch, không bị ghẻ. Bàn chân và kẽ chân không ghẻ. Mí mắt không sưng vì ghẻ, mắt trong. Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù.

Bụng mềm, lông bụng xốp. Đuôi sạch không có dấu hiệu dính phân ướt. Da lưng thỏ mềm, không tróc lông. Cục phân to, tròn và khô. Thỏ nặng chắc và hiếu động, được tiêm chủng ngừa ghẻ, cầu trùng… Không nên mua thỏ đã đẻ hoặc đang có chửa: vì thỏ đã đẻ là thỏ đã bị dạt, còn thỏ có chửa mà di chuyển dễ bị chết hoặc sẽ đẻ non.

3. Thức ăn:

– Rau cỏ khô: Chọn rau cỏ loại nhiều protein và calcium, rửa sạch và phơi vừa khô như: cỏ lông, rau lang, rau muống, lá Trichintera…

– Cám viên: Cám viên phải cho ăn hạn định trong sáu tuần. Thức ăn phải có từ 15-23% chất xơ. Thỏ có khuynh hướng béo phì khi ăn cám, do đó phải hạn chế cho ăn cám sau 7 tháng tuổi. Thỏ cần được cung cấp chất xơ từ cỏ.

– Xơ và protein: Lý tưởng nhất là từ 12-25% chất xơ, protein 14 – 15%, không dùng protein động vật, calcium 1%, chất béo thấp hơn 2%, bổ sung vitamin.

– Lượng thức ăn: Cám viên 5% đối với trọng lượng cơ thể, rau cỏ khô không hạn chế.

– Rau: Thỏ từ 2,7kg trở lên rất cần rau tươi nhất là rau lang, tránh các loại đậu, cà chua… Không nên cho thỏ ăn rau dại vì có thể gây ngộ độc cho thỏ. Nước đu đủ, nước dứa có tác dụng tiêu hoá lông trong bao tử thỏ, cho uống 1 muỗng canh/lần.

– Nước: Thỏ rất cần nước hơn các loài động vật khác. Một con thỏ cần 50- 200ml nước/ngày. Thỏ cái đẻ cần cho uống nước theo nhu cầu, có khi cần tới 500ml/ngày.

4. Phòng trị bệnh:

Những dấu hiệu thỏ bị bệnh: đi khập khiễng, tư thế không bình thường như lưng gập cong, uốn cong; liếm lông, cào chân, biếng ăn; nghiến răng; hơi thở nhanh hay nặng nhọc; không ngủ; biếng hoạt động.

5. Một số bệnh thường gặp ở Thỏ:

a. Ung nhọt: Do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Rút mủ và điều trị bằng kháng sinh. Giữ môi trường sinh sống sạch sẽ để phòng ngừa.

b. Cầu trùng: Do ký sinh trùng Eimriastiedae có trong gan, ruột thỏ gây ra. Thỏ bị tiêu chảy, ốm dần, biếng ăn. Dùng Trimethoprim- sulfa để diệt trị. Sử dụng thức ăn, nước uống vệ sinh, chính ngừa vacine.

c. Tiêu chảy: Do thức ăn, nước uống có vi khuẩn Escherischiacoli. Dùng thuốc trị tiêu chảy cho uống và tiêm. Vệ sinh chuồng trại, cho ăn thức ăn tốt, không bị nấm mộc, ôi thiu.

d. Ghẻ ở tai và chân: Do ký sinh cuniculi gây ra. Sử dụng thuốc ghẻ sát trùng, bôi vết ghẻ. Dọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại.

e. Lông thỏ trong bao tử: Là do thỏ ăn lông của thỏ khác. Điều trị bằng cách cho uống nước trái dứa ( trái thơm ), đu đủ. Cho nhốt riêng những con thỏ ăn lông.

f. Rụng lông: Do rận, ve, bệnh ghẻ, vết thương… gây ra. Sử dụng thuốc trị ve, rận, ghẻ…, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Ngoài ra còn phòng trị một sổ bệnh như: thận, viêm đường ruột, viêm vú, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp…​

Người trả lời: Trung tâm Khuyến nông

This post was last modified on 23/02/2024 09:30

Published by

Bài đăng mới nhất

10 ngày đầu tháng 10 dương: 3 tuổi TÌNH – TIỀN đỏ chót, đặc biệt 1 tuổi giàu ú ụ

10 ngày đầu tháng 10 dương tính: 3 tuổi TÌNH - TIỀN có màu đỏ…

2 giờ ago

Đầu tháng 10/2024: Top 3 con giáp có thu hoạch nhân 3, làm gì cũng ra tiền, đạt được cả danh lẫn lợi

Đầu tháng 10 năm 2024: Top 3 con giáp có thu hoạch gấp ba, làm…

3 giờ ago

Tháng 9/2024 âm lịch: Ý trời đã định, 3 tuổi GIÀU PHƯỚC tiền nhiều như trúng số – 2 tuổi XUI ngập đầu

Tháng 9/2024: Ý trời đã định, trẻ 3 tuổi sẽ GIÀU và có nhiều tiền…

3 giờ ago

Tài lộc 12 con giáp tháng 10/2024: Ai thu tiền đầy túi, ai thắt chặt chi tiêu?

Vận may của 12 con giáp tháng 10/2024: Ai nhét đầy tiền vào túi, ai…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp vượt qua thử thách ngày 30/9/2024

5 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu hạnh phúc, Dậu có lộc

Tử vi thứ Hai ngày 30/9/2024 của 12 con giáp: Sửu vui vẻ, Gà phát…

15 giờ ago