Người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu chưa hết thời gian thử việc mà muốn nghỉ việc thì người lao động có cần phải báo trước không?
Điều 25 Bộ luật Lao động đã quy định cụ thể về thời gian thử việc đối với mỗi vị trí việc làm như sau:
Bạn đang xem: Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước?
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: 1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; 2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo đó, mỗi công việc chỉ phải thử việc 01 lần theo thời gian do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá thời gian tối đa sau đây:
– 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp. – 60 ngày: Công việc cần trình độ cao đẳng trở lên. – 30 ngày: Công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. – 06 ngày làm việc: Công việc khác.
Xem thêm : JD Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì Trong Tuyển Dụng
Nếu thử việc quá thời gian nói trên, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: b) Thử việc quá thời gian quy định;
Theo đó, người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải trả đủ 100% tiền lương cho những ngày thử việc vượt quá thời gian quy định.
Ngoài việc áp dụng thời gian thử việc tối đa, nếu người lao động có chuyên môn tốt, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thời gian thử việc ngắn hơn so với quy định của pháp luật.
Theo Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019, sau khi kết thúc thử việc mà người lao động được đánh giá là thử việc không đạt thì hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có lồng nội dung thử việc đã ký sẽ bị chấm dứt.
Xem thêm : Dầu dưỡng ẩm mát xa Johnson's Baby Oil (200ml)
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng chấm dứt hợp đồng theo các này. Thực tế rất nhiều người lao động trong thời gian thử việc phát hiện ra bản thân không phù hợp với công việc, văn hóa doanh nghiệp mà muốn xin nghỉ việc.
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động đã nêu rõ:
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, nếu đang trong thời gian thử việc, người lao động hoàn toàn có quyền tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Cùng với đó, người lao động cũng không phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong thời gian đang làm thử.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Schannel tuyển dụng | Việc làm Bắc Ninh | Việc làm Hà Nam | tìm việc làm tại phường hiệp thành quận 12 | tìm việc làm quận 5 | việc làm tài xế
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/02/2024 19:22
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024