Hiện nay thì việc đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy được nhà nước vô cùng quan tâm khi thực tế xảy ra các vụ hỏa hoạn, gây ra thiệt hại không đáng có. Theo đó mà các tòa nhà, nơi đông người qua lại thì đều phải xin giấy phép này. Tuy nhiên thì nhiều doanh nghiệp thắc mắc vậy giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu? Có phải xin liên tục không? Để giải đáp cho câu hỏi trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Khi nào phải xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy?
Trước khi đi trả lời câu hỏi giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu thì chúng ta cần phải nắm được khi nào cần giấy chứng nhận PCCC, và giấy này được hiểu là gì.
Bạn đang xem: Giấy chứng nhận PCCC có thời hạn bao lâu? [Cập nhật 2024]
Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, giấy chứng nhận PCCC được hiểu là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho những đối tượng đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, có thể đi vào hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thực tế.
Tuy nhiên thì không phải tất cả đối tượng đều phải xin giấy phép này, chỉ những đối tượng thuộc các dự án, công trình, ngành nghề mà nhà nước quy định phải đáp ứng về vấn đề này mới phải xin giấy phép. Hiện nay các đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép PCCC được quy định tại Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp phải xin giấy phép mà cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của nhà nước.
2. Có những loại giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nào?
Để trả lời cho câu hỏi giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu, thì cần phải xem xét hiện nay pháp luật quy định bao gồm những loại giấy phép nào cần phải xin tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó đối chiếu xem thời hạn của từng loại giấy phép. Căn cứ theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các loại giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hiện nay bao gồm:
- Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra;
- Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Phương án chữa cháy của cơ sở;
- Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Tùy vào dự án, công trình cũng như ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp phải tiến hành xin một trong những loại giấy phép trên, mỗi loại giấy phép sẽ có thời hạn và cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp phép khác nhau.
Giấy phép phòng cháy chữa cháy có phải là loại giấy tờ bắt buộc đối với doanh nghiệp, mời quý độc giả theo dõi bài viết Giấy phép phòng cháy chữa cháy
3. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu?
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu phụ thuộc vào tùy loại giấy phép. Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
Xem thêm : Qui luật giá trị (The law of value) là gì? Hình thức biểu hiện và vai trò
– Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa), Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông đường sắt).
– Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Theo quy định hiện hành, thì những giấy phép còn lại đều không quy định về thời hạn như:
– Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
Xem thêm : Bị ong đốt nên sơ cứu thế nào?
– Phương án chữa cháy của cơ sở.
Qua đó có thể thấy đối với những loại giấy phép này, thì hiện nay doanh nghiệp chỉ cần tiến hành cấp một lần trước khi đi vào hoạt động. Sau đó khi giải thể thì phải báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu hồi các giấy phép kinh doanh. Còn đối với các công trình thì cần phải đảm bảo các điều kiện này xuyên suốt quá trình hoạt động, trường hợp không thực hiện như đúng các điều kiện đã ghi trong giấy phép sẽ bị xử lý theo quy định.
4. Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu?
4.1 Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu?
Như đã phân tích ở trên, tùy vào ngành nghề, công trình xây dựng và dự án mà sẽ có các loại giấy phép khác nhau, theo đó mỗi loại giấy phép lại có thời hạn quy định là khác nhau.
4.2 Thời gian xin giấy phép phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
Tùy vào các loại giấy phép cũng như hồ sơ tình hình thực tế mà thời gian xin giấy phép phòng cháy chữa cháy có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày.
4.3 Có cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?
Đối với những đối tượng thuộc trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép mà cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 163/2013/NĐ-CP. Ngoài ra việc không đáp ứng điều kiện còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp.
4.4 Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có thời hạn là bao lâu?
Hiện nay tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì chứng chỉ này không có thời hạn cụ thể, giá trị của chứng chỉ này có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Tức là doanh nghiệp chỉ cần cấp một lần trước khi vào kinh doanh dịch vụ tư vấn.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp câu hỏi giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy có thời hạn bao lâu? Đây là một trong những giấy phép con phổ biến và vô cùng quan trọng, do đó trong quá trình tìm hiểu không thể tránh khỏi những khó khăn, thắc mắc. Hãy liên hệ trực tiếp tới ACC để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất có thể.
✅ Thời hạn: ⭕ Giấy chứng nhận PCCC ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp