Người bệnh đái tháo đường – suy thận thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Kiểm soát bệnh thận tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường đòi hỏi phải tiếp cận tích cực từ nhiều mặt, bao gồm thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt.
Bạn đang xem: Người mắc đái tháo đường – suy thận nên ăn uống thế nào để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh?
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường.
Dưới đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh đái tháo đường suy thận cần biết và thực hành hợp lý, tránh kiêng quá mức.
1. Các nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh lý đái tháo đường – suy thận
– Cung cấp đủ năng lượng, ở mức 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
– Giảm protein xuống còn 0,6-0,8g/kg cân nặng thực/ ngày.
Khi tính lượng đạm của người bệnh suy thận cần dựa vào cân nặng thực tế để tránh tăng gánh nặng cho thận.
* Ví dụ người bệnh có cân nặng thực là 50kg, lượng đạm được tính bằng 50 x 0.8 = 40g đạm/ ngày. Tỉ lệ đạm động vật chiếm ½ và đạm thực vật chiếm ½ tổng số. Vậy đạm động vật = 40/2 = 20g/ ngày.
Cần hết sức chú ý: 1 lạng thịt nạc chứa khoảng 20g đạm. Do đó người bệnh này có thể ăn 1 lạng thịt nạc/ ngày (thịt lợn nạc/ bò nạc/ gà nạc/ cá/ tôm… tỷ lệ đạm gần như nhau).
Xem thêm : Bảng lương, hệ số lương, phụ cấp chức vụ công an quân đội 2023-2024
– Chất bột đường ở mức 60 – 65% tổng năng lượng. Nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường máu thấp, trung bình. Trường hợp ăn các thực phẩm có chỉ số đường máu cao, cần phối hợp với nhiều chất xơ.
– Tăng cường chất xơ: 20 – 30g/ ngày. Trong trường hợp có tăng kali máu (>4,5 mmol/l) hoặc thiểu niệu, vô niệu cần phải ăn giảm lượng rau; khi kali máu trên 5.5 mmol/l thì không ăn rau quả. => gây ra tình trạng thiếu chất xơ, lúc này có thể dùng gói chất xơ thay thế cho rau để không gây tăng kali máu mà vẫn đủ nhu cầu chất xơ làm hạn chế tăng đường máu sau ăn.
– Ăn nhạt khi có phù: 2 – 3 g muối/ngày, nếu không phù và natri máu bình thường: ăn khoảng 5g muối/ ngày (gần như người bình thường). Không nên hiểu rằng cứ bị suy thận thì lúc nào cũng ăn nhạt, mà cần chú ý điều chỉnh lượng muối theo điện giải, khi hàm lượng natri trong máu bị giảm thì vẫn cần ăn chế độ có lượng muối như bình thường.
– Khi có phù: lượng nước đưa vào hạn chế theo công thức:
Lượng nước uống vào = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy… + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
2. Lời khuyên dinh dưỡng
2.1. Lựa chọn thực phẩm
Thực phẩm nên dùng
Xem thêm : 100 tiền Đài Loan bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Đổi Đài tệ ở đâu?
* Lưu ý khi ăn các thực phẩm khác thay thế cho cơm như bún/ phở/ bánh cuốn… vẫn cần phối hợp ăn nhóm chất xơ trước.
Khi ăn bún/ phở/ bánh cuốn… người bệnh vẫn cần phối hợp ăn nhóm chất xơ trước.
Thực phẩm hạn chế dùng
Thực phẩm không nên dùng
2. 2 Chế biến thực phẩm
Không nên chế biến các loại khoai củ dưới dạng nướng. Ảnh internet
Người bệnh chú ý không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có nhiều chất xơ.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-dai-thao-duong-suy-than-nen-an-uong-the-nao-de-lam-cham-qua-trinh-tien-trien-cua-benh-169220720103310791.htm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 19:11
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024