Categories: Tổng hợp

Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Published by

Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin, vì thế tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều và lộng hành hơn. Tương tự tội phạm truyền thống thì tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội vi phạm pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, tội phạm công nghệ cao phạm tội bằng các cách tinh vi hơn tội phạm truyền thống, thực hiện hành vi phạm tội bằng các công cụ, kĩ thuật hiện đại và tiên tiến phát triển hơn; thiết bị công nghệ và hệ thống mạng. Bài viết dưới đây của ACC về Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

I. Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Bộ Công an cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao toàn quốc đã phát hiện, khởi tố 474 vụ án, 1.071 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Trong đó, nổi lên là tội phạm đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”…

Về tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên mạng, Bộ Công an cho biết, nhiều hình thức quảng cáo đánh bạc trực tuyến trên không gian mạng bằng tiếng Việt diễn ra công khai nhằm lôi kéo người chơi với nhiều thủ đoạn mới ngày càng tinh vi. Các trang web đánh bạc có máy chủ đặt ở nước ngoài được các đối tượng trong nước câu kết với các nhà cái ở nước ngoài tổ chức “phát mạng” về Việt Nam, lập ra các đại lý phân cấp từ cao xuống thấp và chia tiếp thành nhiều nhánh cho người chơi theo mô hình đa cấp. Khi bị phát hiện, các đối tượng cấp trên lập tức khoá mạng, xoá dữ liệu; việc trao đổi, bàn bạc chủ yếu thông qua điện thoại thường xuyên đổi số, sử dụng sim rác hoặc qua mạng xã hội và các ứng dụng, phần mềm gọi, nhắn tin có tính bảo mật cao…

Về tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Bộ Công an nhận thấy, mặc dù thủ đoạn không mới, song cách thức tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp, với số lượng lớn bị hại tham gia tại nhiều địa phương trên cả nước, nổi lên với các thủ đoạn như thông qua hoạt động của các sàn đầu tư chứng khoán, giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối (forex), quyền chọn nhị phân (BO), giao dịch tiền “ảo”, vàng “ảo”, ngoại tệ “ảo”, dự án bất động sản… hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo; giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện qua giao thức Internet (VoIP) để hăm dọa bị hại có liên quan đến các vụ án đang điều tra, yêu cầu bị hại chuyển tiền đến các tài khoản do các đối tượng chỉ định hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP để xác thực chuyển tiền để kiểm tra, xác minh sau đó chiếm đoạt…

II. Khó khăn khi xử lý các tội phạm sử dụng công nghệ cao

  • Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là tội phạm đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn gặp một số khó khăn, hạn chế.

  • Công tác phòng ngừa xã hội, tuyên truyền, cảnh báo người dân chưa được triển khai một các đồng bộ, hiệu quả chưa cao;
  • Nhiều hình thức đánh bạc hoạt động truyền thống có xu hướng sang hoạt động trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để thực hiện thuận tiện, bí mật hơn;
  • Khó xác định, ngăn chặn, thu hồi dòng tiền, tài sản có nguồn gốc từ đánh bạc chuyển dịch ra nước ngoài….
  • Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng “SIM” rác, mua bán tài khoản ngân hàng;
  • Chưa có giải pháp quản lý các cuộc gọi VOIP để các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản…
  • Công tác hợp tác quốc tế, phối hợp đấu tranh xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn, các nước bạn hợp tác hạn chế, hỗ trợ thiếu hiệu quả với các yêu cầu đấu tranh, xử lý tội phạm của Công an Việt Nam.

III. Những giải pháp xử lý, ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS có liên quan đến nhóm tội phạm công nghệ cao với những tội danh cụ thể hơn; ban hành Luật ATTT.

BLHS (sửa đổi) phải bổ sung các tội danh mới liên quan đến tội phạm công nghệ cao cũng như ban hành kịp thời các hướng dẫn thi hành nhằm giúp các cơ quan tố tụng xác định rõ ràng hành vi vi phạm, cũng như có trách nhiệm phối hợp trong công tác phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Việc sửa đổi BLHS nên phân loại tội phạm mạng/tội phạm sử dụng công nghệ cao theo như cách phân chia của Interpol để phục vụ cho công tác phát hiện, xử lý, đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này cụ thể hơn. BLHS cũng nên có một chương riêng về tội phạm mạng/tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trường hợp không xây dựng một chương riêng, thì ngoài việc tiếp tục bổ sung nhóm các hành vi vi phạm để hoàn thiện các quy định về tội phạm sử dụng công nghệ cao như quy định tại các Điều 224-226B BLHS, thì nhóm các tội phạm về tài chính; tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 BLHS) cần có điều khoản tăng nặng với tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, cần tiếp tục sửa đổi các quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Viễn thông… phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác đấu tranh PCTP sử dụng công nghệ cao.

Thứ hai, tăng cường công tác phòng ngừa loại tội phạm CNTT- viễn thông.

Bên cạnh các giải pháp về mặt pháp lý nói trên, theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực PCTP trong lĩnh vực CNTT- viễn thông thì các biện pháp cơ bản trong công tác phòng ngừa loại tội phạm này bao gồm: (i) sử dụng các công cụ kỹ thuật để ngăn chặn các vụ truy cập trái phép, lây lan virus, lấy cắp dữ liệu…, phòng ngừa, bảo vệ cho các server, website, cơ sở dữ liệu, bằng các thiết bị an ninh mạng (phần cứng), các phần mềm chống virus, spyware, spam, trojan horse…; (ii) xây dựng các phần mềm quản trị hệ thống, phân quyền cho người sử dụng cơ sở dữ liệu phù hợp, có biện pháp bảo đảm an ninh mạng, không để bị tấn công từ bên trong; (iii) tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực CNTT đối với nhân dân, nhất là trong trường phổ thông và trường đại học, cao đẳng để sớm trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức pháp luật, hiểu được những hành vi nào là vi phạm pháp luật, mức độ nguy hại, chế tài xử lý và học tập ý thức bảo vệ pháp luật ngay từ trên ghế nhà trường (nhất là đối với học sinh, sinh viên trong lĩnh vực CNTT).

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp làm công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Đề xuất và trình Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) trong đó bổ sung quy định Cục C50 là “cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”. Lực lượng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao cần nghiên cứu triển khai áp dụng hình thức “tuần tra trên mạng” bằng việc phân công cán bộ trinh sát CNTT thường xuyên truy cập vào các trang mạng, thâm nhập vào các diễn đàn CNTT, nhất là các diễn đàn của giới tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao để chủ động nắm thông tin, tìm hiểu phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các công cụ, phương tiện do các đối tượng phạm tội sử dụng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế trong PCTP sử dụng công nghệ cao bằng việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCTP sử dụng công nghệ cao và đảm bảo ATTT, an ninh mạng. Tranh thủ nguồn nhân lực và học hỏi kinh nghiệm của các nước trong đấu tranh PCTP sử dụng công nghệ cao, kinh nghiệm về quản trị, vận hành hệ thống mạng. Tiếp tục nghiên cứu tranh thủ các dự án tài trợ về trang bị, phương tiện; các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo quốc tế về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để chia sẻ thông tin và phối hợp PCTP sử dụng công nghệ cao hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn (kể cả trong và ngoài nước) nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp và hiện đại hóa các trang thiết bị nghiệp vụ, thiết bị chuyên dụng theo các dự án đã được Chính phủ phê duyệt, phù hợp với đặc điểm, tính chất công tác của lực lượng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

This post was last modified on 28/01/2024 15:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago