Tôm hay các loại hải sản là những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên lại là nhóm thực phẩm được mọi người truyền tai nhau cần kiêng cữ khi có vết thương hở do tai nạn hoặc chấn thương nhằm tránh xuất hiện sẹo lồi. Vậy liệu ăn tôm có bị sẹo lồi không và chế độ dinh dưỡng nào phù hợp khi bị thương? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên một cách chi tiết.
Dinh dưỡng từ tôm đem lại cho cơ thể
Tôm là một món ăn giàu dinh dưỡng khá quen thuộc trong thực đơn của nhiều gia đình. Bởi không chỉ giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà mùi vị rất thơm ngon và đa dạng cách chế biến hấp dẫn. Tôm chứa hơn 20 loại khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể. Trong đó đặc biệt có thể kể đến như: Vitamin B12, kẽm, sắt, đạm, canxi, photpho, magie, chất béo, kali…
Bạn đang xem: Ăn tôm có bị sẹo lồi không? Ăn uống thế nào để tránh sẹo?
Với một người bình thường bổ sung một lượng tôm vừa đủ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch hay ung thư nhờ hàm lượng cao khoáng chất selen, chất béo omega và iot.
Đồng thời tôm còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trẻ khỏe nhờ khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, bảo vệ da trước tia cực tím từ mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa cho da. Chính vì nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe nên tôm rất được ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn ngon được cả người lớn và trẻ em yêu thích.
Ăn tôm có bị sẹo lồi không?
Mặc dù tôm đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nếu đang có những tổn thương hở xuất hiện trên da thì bạn không nên ăn tôm. Bởi vì theo các chuyên da cho rằng ăn tôm có khả năng cực kỳ cao gây ra sẹo lồi khi có vết thương hở, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị sẹo.
Hoạt chất Arginine, hemocyanin và tropomyosin có trong tôm có những tác động xấu ảnh hưởng đến các vết thương trên da, dẫn đến tình trạng sẹo lồi có thể xảy ra. Do đó bạn cần thực hiện kiêng tôm hoàn toàn khi có bất kỳ vết thương nào trên cơ thể hay trải qua các liệu trình phẫu thuật, thẩm mỹ làm đẹp.
Những ảnh hưởng khác mà tôm tác động đến vết thương
Xem thêm : Động năng của vật tăng khi?
Bên cạnh việc có khả năng gây nên sẹo lồi tôm còn có thể gây ra một số tác động ảnh hưởng xấu đến vết thương như:
- Phản ứng gây ngứa miệng vết thương: Đây là hiện tượng khá phổ biến khi xảy ra tại vết thương khi ăn tôm. Ngứa ngày khó chịu, da người bệnh có thể nổi mẩn đỏ hoặc mề đay do tôm chứa rất nhiều protein dễ gây ra các kích ứng da.
- Hiện tượng sưng tấy vết thương: Đây là tình trạng nặng hơn khi ăn tôm mà miệng vết thương chưa đóng lại. Không chỉ ngứa mà vùng da xung quanh và miệng vết thương có thể không liền lại được, sưng tấy khiến vết thương bị tổn thương nặng và lâu lành hơn.
- Kéo dài thời gian lành thương: Ăn tôm có thể khiến vết thương lâu lành, khó đóng vảy hơn.
Khi có vết thương có thể ăn tôm vào lúc nào?
Vậy đâu là thời gian thích hợp mà bạn có thể ăn tôm bình thường sẽ là thắc mắc tiếp theo nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia thì thời điểm tốt nhất để ăn tôm lại bình thường là 30 ngày kể từ khi bị thương hoặc xảy ra các chấn thương, phẫu thuật, làm đẹp thẩm mỹ để vết thương có thời gian hồi phục và tái tạo da non.
Tuy nhiên tùy tình trạng vết thương và cơ địa mỗi người mà thời gian kiêng tôm cũng sẽ có sự khác biệt.
- Đối với các vết thương liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp thì thời gian kiêng sẽ là một tháng để vết thương được lành lại, miệng vết thương khép hoàn toàn.
- Với các vết thương lớn hơn do tai nạn, chấn thương hay phẫu thuật lớn như sinh mổ thì cần kiêng tôm lâu hơn khoảng 2 – 3 tháng. Chờ cho đến khi màu da của vết thương trở về gần như màu da thường xung quanh.
Để đảm bảo đúng nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian lành của vết thương để biết chính xác nhất tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Một vài thực phẩm cần kiêng để tránh sẹo lồi
Bên cạnh tôm thì cũng có một vài thực phẩm bạn cũng nên thực hiện kiêng cữ để tránh gây ra tình trạng sẹo lồi.
- Rau muống: Đây là loại rau có khả năng kích thích sự tăng sinh collagen khiến sẹo lồi dễ hình thành.
- Nếp: Đồ nếp hay các món ăn được chế biến từ nếp đều có tính nóng khiến các vết thương dễ mưng mủ, từ đó hình thành sẹo lồi xấu trên da.
- Thịt gà: Đây là loại thịt giàu protein khiến vết thương lâu lành, đau nhức và gây nên sẹo xấu.
- Hải sản: Hầu như các loại hải sản đều khiến các vết thương lâu lành, dễ kích ứng gây ngứa khó chịu vì lượng đạm dồi dào và tính tanh của chúng.
Các phương pháp điều trị sẹo lồi hiệu quả
Nếu bạn thực hiện kiêng cữ cẩn thận và chăm sóc da đầy đủ nhưng sẹo lồi vẫn xuất hiện thì lúc này bạn cần tìm các giải pháp điều trị chuyên sâu hơn nhằm cải thiện sẹo nhanh chóng.
Xem thêm : [72%] Khả năng tương thích Bò Cạp & Xử Nữ: Kinh doanh, Tình yêu, Tình dục, Hôn nhân, Tình bạn
Sau đây là một vài biện pháp điều trị sẹo lồi được khá nhiều người áp dụng:
- Tiêm Corticoid: Đây là phương pháp điều trị dựa trên cơ chế tác động đến Alpha 2 – macroglobulin nhằm ức chế collagenase. Quá trình này sẽ làm collagenase tăng sinh gây thoái hóa collagen. Phương pháp điều trị này có tác dụng điều trị với các vết sẹo nhỏ. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như mất sắc tố da, giãn mao mạch tại vùng tiêm.
- Phương pháp áp lạnh: Hiệu quả với các vết sẹo lồi nhỏ nhằm làm mềm và giảm kích thước sẹo.
- Điều trị sẹo lồi bằng laser: Đây là phương pháp áp dụng công nghệ cao với chùm năng lượng ánh sáng phù hợp làm phẳng sẹo, cải thiện sẹo được khá nhiều người tin dùng. Giúp cải thiện sẹo lồi và làm đều màu sẹo với vùng da xung quanh.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Đây là phương pháp điều trị có xâm lấn và đem lại hiệu quả khá tốt hiện nay.
Mỗi phương pháp điều trị sẽ thích hợp với từng loại sẹo cũng như tình trạng sẹo khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả tốt nhất nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở điều trị uy tín chất lượng. Tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn khiến sẹo không cải thiện mà thêm nghiêm trọng, khó điều trị hơn.
Kết luận
Vậy câu trả lời cho câu hỏi ăn tôm có bị sẹo không là có. Do đó bạn nên thực hiện kiêng cữ cẩn thận cho đến khi vết thương lành hẳn rồi mới ăn để tránh gây ra sẹo xấu. Nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để biết được thời điểm thích hợp ăn uống và can thiệp phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng sẹo một cách nhanh chóng.
Nội dung tham khảo thêm:
- Những thực phẩm gây sẹo lồi
- Ăn thịt bò có bị sẹo lồi không?
Bài viết được biên tập bởi: Thammysbeauty.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp