Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng Pruzena:
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh;
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Cảm thấy chóng mặt, khó xác định phương hướng, buồn ngủ, đau đầu, thần kinh trung ương bị kích thích nghịch thường;
- Ảnh hưởng đến đường tiết niệu: Khó tiểu hoặc bí tiểu;
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Cảm giác chán ăn, miệng khô;
- Ảnh hưởng đến thị giác: Mắt nhìn mờ, song thị.
Nếu sử dụng Pruzena ở liều cao có thể dẫn đến động kinh. Bên cạnh đó có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng, sốc phản vệ sau khi uống thuốc, bị rối loạn thể tạng máu như mất bạch cầu hạt, thậm chí thiếu máu huyết tán cũng có thể xảy ra.
Bạn đang xem: Thuốc chống nôn Pruzena có ảnh hưởng đến thai nhi?
Xem thêm : Cơ quan tư pháp là gì? Hệ thống cơ quan tư pháp tại Việt Nam?
Những tác dụng phụ nêu trên có thể chưa được liệt kê đầy đủ theo danh mục. Trường hợp cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc chống nôn Pruzena, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.
Thận trọng trước khi dùng thuốc Pruzena:
- Nên tránh làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, sự tập trung như lái xe hay vận hành máy móc sau khi uống thuốc, bởi thuốc chống nôn Pruzena có khả năng gây buồn ngủ;
- Bệnh nhân mắc glocom góc kép, tắc nghẽn môn vị tá tràng, loét dạ dày, tắc nghẽn đường tiểu như nghẽn bàng quang hay tăng sản tuyến tiền liệt, cường giáp, tăng áp lực nội nhãn, huyết áp cao, nhịp tim nhanh thì cần thật thận trọng khi dùng thuốc Pruzena;
- Uống thuốc chống nôn khi mang thai không làm tăng tỷ lệ dị dạng hay ảnh hưởng trên bào thai vì Pruzena thuộc nhóm thuốc phân loại A – dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản;
- Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ thì cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm : Uống hạt é mỗi ngày có tốt không? Những đối tượng không nên sử dụng hạt é
Tương tác thuốc:
- Các thuốc kháng cholinergic: Khi sử dụng đồng thời với các thuốc có tính giảm đau như narcotic, các phenothiazin và các nhóm thuốc tâm thần khác (nhất là có tính kháng cholinergic cao), thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Quinidin và thuốc chống loạn nhịp, thuốc kháng histamin thì có thể gây ra hội chứng kháng cholinergic trung ương hoặc ngoại vi;
- Các thuốc cholinergic: Với tác dụng điều trị của các thuốc cholinergic bao gồm Donepezil, Rivastigmine và Tacrine thì có thể đối khách với các thuốc có tính kháng cholinergic;
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Sử dụng cùng với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm gia tăng tác dụng an thần, bao gồm rượu có thành phần benzodiazepine, barbiturat, thuốc giảm đau Narcotic và các thuốc an thần khác. Vì tác dụng này nên khi dùng thuốc với mục đích an thần thì cần được theo dõi cẩn thận;
- Tránh dùng với rượu bởi có thể làm tăng ức chế thần kinh trung ương.
Trên đây là công dụng thuốc chống nôn Pruzena, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/01/2024 21:25