Categories: Tổng hợp

Viêm hạch bạch huyết là bệnh gì? Triệu chứng thế nào?

Published by

Viêm hạch bạch huyết là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về bệnh viêm hạch bạch huyết và cách điều trị.

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Hệ bạch huyết thuộc hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó có nhiệm vụ sản xuất và vận chuyển bạch huyết từ các mô đi qua các mạch vào trong máu.

Viêm hạch bạch huyết hay sưng hạch bạch huyết là chứng viêm các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường gặp của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Viêm hạch bạch huyết là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vị trí thường gặp của bệnh lý này là viêm hạch bạch huyết cấp tính ở cổ.

Nguyên nhân nào gây ra viêm hạch bạch huyết?

Có nhiều nguyên nhân khiến hạch bạch huyết to lên, thường gặp nhất là viêm hạch bạch huyết không đặc hiệu, có liên quan đến tình trạng viêm hạch bạch huyết cấp ở mặt đầu và cổ.

Bệnh hạch bạch huyết bị viêm là do virus, vi khuẩn xâm nhập vào các kênh bạch huyết, có thể đi qua vết thương, vết cắt hoặc được phát triển từ vết nhiễm trùng hiện có. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu.

Viêm hạch bạch huyết là bệnh gì? 1Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng

Những người đang bị nhiễm trùng da ngày càng nghiêm trọng cũng có thể bị viêm mạch bạch huyết, từ đó vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào máu và gây ra các biến chứng gồm viêm nhiễm toàn thân và nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguy cơ bị viêm mạch bạch huyết gia tăng do các yếu tố sau:

  • Đái tháo đường;
  • Mất hoặc suy giảm chức năng miễn dịch;
  • Sử dụng steroid lâu dài;
  • Bệnh thủy đậu;
  • Bị chó, mèo cắn;
  • Bệnh Crohn;
  • Một số bệnh ung thư ở dạ dày, vú, phổi, trực tràng, tuyến tiền liệt.

Triệu chứng của viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết có các triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Nhiễm trùng ở chân sẽ ảnh hưởng hạch ở bẹn. Các hạch sẽ bị sưng và gây đau khi chạm vào. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở vùng vết thương, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu và sốt lạnh run.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính

Viêm hạch bạch huyết cấp tính là tình trạng nhiễm trùng mạch bạch huyết. Khi đó, để chống lại nhiễm trùng, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào bạch huyết và làm cho hạch bạch huyết sưng lên. Tình trạng viêm sưng chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần một tuần thì gọi là viêm hạch bạch huyết cấp tính.

Nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết cấp tính là do vi khuẩn (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, lao, giang mai…), virus (HIV, sởi, thủy đậu…) xâm nhập vào các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn.

Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây viêm hạch bạch huyết cấp tính

Ngoài ra, đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, sử dụng thuốc steroid kéo dài, bị động vật cắn… cũng làm tăng nguy cơ gây viêm hạch bạch huyết cấp tính

Bên cạnh đó, các bệnh lý ung thư ở vú, phổi, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, dạ dày, trực tràng, bệnh Crohn cũng có thể kích thích gây viêm hạch bạch huyết. Nếu nguyên nhân gây viêm hạch do các bệnh lý ác tính thường ít gây viêm cấp, kích thước hạch thường tăng chậm và ít khi đau.

Viêm hạch bạch huyết cấp tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: Nhiễm trùng da, viêm các mô tế bào, áp xe hạch, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng máu, hạch bạch huyết sưng to ở vị trí nhiễm trùng, chảy dịch mủ ở hạch bạch huyết, sốt cao (trên 38,3 độ C) kéo dài.

Cách chữa viêm hạch bạch huyết như thế nào?

Bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, quá trình kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hạch bạch huyết để chẩn đoán bệnh. Người bệnh cần xét nghiệm máu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng bằng cách dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng như lạnh người, sốt, đau cơ có thể cần được truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.

Để giúp giảm sưng, người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm, chườm khăn ấm hoặc dùng miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.

Với người bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn nhóm A có thể khiến viêm hạch bạch huyết trở nặng rất nhanh, gây ra biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nên cần được điều trị khẩn cấp.

Cách làm giảm diễn tiến của viêm hạch bạch huyết

Để hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết, bạn cần lưu ý những thói quen sinh hoạt sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh đủ liều. Nếu bạn liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, hãy đến bệnh viện ngay.
  • Giảm đau bằng cách dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Để mau khỏi bệnh nên uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ.
  • Nâng cao và cố định vùng bị ảnh hưởng.
  • Chườm lên vùng bị ảnh hưởng bằng khăn nóng ẩm để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu.
  • Điều trị vết thương nhanh chóng khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Đến bệnh viện nếu xuất hiện các vệt đỏ gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.
Người bệnh uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau khỏi bệnh

Phòng ngừa sưng hạch bạch huyết

Bạn có thể ngăn ngừa viêm hạch bạch huyết bằng cách hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Ăn uống cân bằng dinh dưỡng;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Kiểm soát tốt căng thẳng;
  • Ngừng hút thuốc (nếu có), kể cả hút thuốc thụ động;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

Mặt khác, nhằm ngăn ngừa các loại ung thư nói chung và ung thư hạch bạch huyết nói riêng, bạn nên lưu ý đến bệnh sử ung thư trong gia đình.

Tóm lại, viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhẹ nhưng cũng có thể là bệnh lý nghiêm trọng, ví dụ như ung thư. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu nổi hạch bất thường và để được điều trị kịp thời.

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

1 phút ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 phút ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

4 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

9 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

10 giờ ago