Cầm đồ để vay tiền là việc làm rất phổ biến. Nhiều người thường hay cầm các món đồ giá trị như: trang sức, điện thoại, xe máy… nhưng với việc cầm sổ đỏ thì có thể khiến nhiều người băn khoăn. Liệu có thể cầm sổ đỏ tại cửa hàng cầm đồ? Việc cầm sổ đỏ này mang lại rủi ro gì? Bài viết của Luật Khang Trí sẽ giải đáp các câu hỏi này cho người đọc.
Xem thêm : Môi trường vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô và tác động tới thị trường chứng khoán
1. Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ không phải là từ luật định mà là tên gọi tắt để chỉ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tên gọi này dựa vào màu sắc của giấy chứng nhận. Tùy theo giai đoạn mà pháp luật đất đai có những loại giấy chứng nhận như: – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hiện nay, pháp luật quy định sử dụng tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” với bìa màu hồng để chỉ loại giấy tờ nhà đất trên. Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất “là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. 2. Cầm đồ là gì? Khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện định nghĩa: “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố”. Ngoài ra, khoản 2 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao gồm: “2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật”. Như vậy, việc một người đem tài sản của mình đến cửa hàng cầm đồ để vay tiền chính là hình thức của “cầm cố tài sản”. Nói cách khác, đây là một phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, với đối tượng là “tài sản” và bên cầm cố phải giao tài sản cho cửa hàng nhận cầm cố theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. 3. Có được cầm sổ đỏ tại cửa hàng cầm đồ để vay tiền? Sổ đỏ không phải là tài sản mà quyền sử dụng đất trên đó là tài sản Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa tài sản và quyền tài sản như sau: “Điều 105. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. “Điều 115. Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Theo đó, quyền sử dụng đất gắn với diện tích đất trên sổ đỏ (hay sổ hồng) là quyền tài sản và được khẳng định là một “tài sản” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Còn đối với tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) thì không được xem là tài sản. Mặc dù đó là vật nhưng không đáp ứng đủ thuộc tính của một tài sản (khi chúng mất đi thì quyền sở hữu – quyền sử dụng đối với diện tích đó vẫn còn, chỉ cần thực hiện thủ tục cấp lại sổ). Bên cạnh đó, định nghĩa tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) chỉ là “chứng thư pháp lý” để Nhà nước xác nhận người có quyền đối với tài sản. Việc cầm sổ đỏ là hành vi không đúng pháp lý Theo các phân tích ở trên, thì cầm cố ở tiệm cầm đồ là hành vi cầm cố tài sản và đối tượng cầm cố phải là “tài sản”. Trong khi đó, sổ đỏ không được xem là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Và kể cả đối với việc cầm cố quyền sử dụng đất (quyền sở hữu nhà ở) thì hành vi này cũng trái pháp luật. Khi đối chiếu với các quy định hiện hành, Nhà nước không thừa nhận việc cầm cố đối với quyền sử dụng đất. Về bản chất, việc nhận cầm cố là nhận cầm giữ tài sản, trong khi quyền sử dụng đất và nhà ở là tài sản, là những đối tượng không thể thực hiện được việc cầm giữ. Nếu tiệm cầm đồ chấp nhận cầm cố sổ đỏ thì giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015. Có thể thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền Tuy nhiên, thay vì cầm cố tại tiệm cầm đồ thì pháp luật cho phép thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng hoặc cá nhân khác để vay tiền theo khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015: “Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. “Điều 317. Thế chấp tài sản 1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”. Trong thời gian thế chấp, bên thế chấp vẫn quyền canh tác, sản xuất đối với diện tích đất thế chấp mà không giao cho bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp có quyền nhận sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để tránh trường hợp bên thế chấp chuyển nhượng, tặng cho người khác. Nếu không thanh toán được khoản nợ vay đúng hạn theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp theo phương phức tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015: “1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: a) Bán đấu giá tài sản; b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; d) Phương thức khác. 2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/01/2024 23:58
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024