Categories: Tổng hợp

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Published by

Bộ đội đặc công diễn tập phòng, chống khủng bố. (Ảnh: Phú Quý)

Tiềm lực quốc phòng bao gồm nhiều thành tố như tiềm lực chính trị; tiềm lực quân sự; tiềm lực an ninh; tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội; tiềm lực khoa học – công nghệ… Trong đó, tiềm lực chính trị là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và trong hệ thống chính trị; là khả năng tiềm tàng về chính trị có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Xây dựng tiềm lực chính trị quyết định khả năng huy động các yếu tố khác của tiềm lực quốc phòng.

Tiềm lực chính trị biểu hiện ở nhận thức, ý chí, niềm tin, tâm lý, tình cảm, trách nhiệm của nhân dân và lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ quốc phòng của đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là kết quả của quá trình xây dựng lâu dài dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tiềm lực chính trị được xây dựng trong quá trình xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện chính sách tự do tôn giáo và bình đẳng giữa các dân tộc; thông qua thực hiện dân chủ rộng rãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Tiềm lực về kinh tế, văn hóa, xã hội được xây dựng đồng thời với việc phát triển đất nước giàu mạnh gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc từ đường lối, chính sách đến biện pháp cụ thể, từ Trung ương đến địa phương. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều chỉnh quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tiềm lực khoa học – công nghệ là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng, tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học – công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội,… Những yếu tố cơ bản của tiềm lực khoa học – công nghệ là: khả năng và trình độ, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển, phổ biến, ứng dụng khoa học – công nghệ.

Tiềm lực quân sự là khả năng về sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và khả năng huy động nhân lực, vật lực phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; là bộ phận nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị – tinh thần, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ. Tiềm lực quân sự bao gồm hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị, trong đó con người là nhân tố quyết định.

Tiềm lực quân sự thể hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự. Tiềm lực quân sự còn thể hiện ở khả năng động viên công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải và các ngành dịch vụ khác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

10 năm qua, chúng ta đã luôn kiên định, bám sát mục tiêu, nguyên tắc chiến lược là ra sức xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu chung là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” để hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Nhận thức về nội hàm bảo vệ Tổ quốc ngày càng đầy đủ, rõ ràng hơn. Xác định phương châm chỉ đạo phù hợp vừa mang tính phổ quát và bảo đảm tính sâu sắc, toàn diện làm cơ sở xác định phương châm bảo vệ Tổ quốc trên các lĩnh vực cụ thể. Từ phương châm bảo vệ Tổ quốc nói chung, chúng ta đã xác định phương châm bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, trên các môi trường tác chiến và một số loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Kiên định mục tiêu chiến lược, song về sách lược phải linh hoạt, mềm dẻo. Đây là cơ sở lý luận để cụ thể hóa điều này trong Chiến lược quốc phòng, đó là thực hiện phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” để xử lý các vấn đề về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lấy giá trị cốt lõi là bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc và những nguyên tắc được xác định trên cơ sở quy luật vận động của cách mạng Việt Nam là cái bất biến, trục xuyên suốt để xác định các chính sách, bước đi, phương thức tiến hành mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình hình quốc tế, khu vực và thực lực của ta.

Trong 10 năm qua, mặc dù đã xảy ra không ít vướng mắc, bất đồng, thậm chí xung đột (ở các mức độ khác nhau), nhưng việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn giữa ta và một số nước đã nắm vững và tuân thủ có hiệu quả phương châm giữ “trong ấm, ngoài êm”, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, có thái độ kiên trì, nhẫn nại, tránh nóng vội chủ quan; bằng các biện pháp hòa bình, chống dùng vũ lực, hoặc chống đe dọa dùng vũ lực; trên cơ sở luật pháp quốc tế, khu vực; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế. Chúng ta đã kiên trì đi từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, đối thoại, sử dụng toàn diện các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, an ninh, ngoại giao, pháp lý… Tức là các biện pháp phi bạo lực, đến tạo trong dư luận quần chúng nhân dân cả trong nước và quốc tế lên án, phản đối, nếu các đối tượng chống phá vẫn ngoan cố thì phân hóa, cô lập để chúng không liên kết với nhau, không có môi trường, cơ sở hoạt động, phân tán nguồn lực, sức mạnh, để ta dễ bề đối phó; kết hợp đấu tranh pháp lý với đấu tranh trên thực địa để kiên quyết giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc.

Một vấn đề quan trọng là nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả phương châm bảo vệ Tổ quốc từ bên trong, tự bảo vệ, chủ động giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Quán triệt phương châm lấy giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính, hạn chế sử dụng bạo lực. Phương châm chỉ ra việc phân biệt rõ từng loại đối tượng và cách xử lý với các đối tượng đó, như đối tượng chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố hoặc những người lầm đường, lạc lối, bị xúi giục, lôi kéo… để chuyển hóa đối tượng thành đối tác, thu phục, bổ sung lực lượng cho sự nghiệp cách mạng. Mặt khác, phương châm cũng chỉ ra phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước. Phương châm định hướng cho việc bảo vệ Tổ quốc từ bên trong mà không chỉ mặt, chỉ tên cụ thể con người, tổ chức, do đó, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện chiến lược được linh hoạt, cơ động hơn, tránh được ràng buộc, cứng nhắc về xác định đối tượng và phương pháp thực thi trên thực tiễn. Đảng, Nhà nước đẩy mạnh, quyết liệt xử lý các sai phạm của tổ chức, cá nhân, từng bước làm trong sạch bộ máy Đảng, chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị đất nước trong sạch góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội để phát triển đất nước.

Bệnh viện Quân y 103 khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho bà con các dân tộc vùng ATK Định Hóa, Thái Nguyên. (Ảnh: Thái Hưng)

Thành tích đáng ghi nhận là trong những năm qua, chúng ta đã thường xuyên bám sát cơ sở, địa bàn, chủ động đấu tranh với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, bất tuân dân sự… của các thế lực thù địch, xử lý đúng đắn mọi tình huống tranh chấp, gây mất ổn định chính trị – xã hội, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thông qua việc kiên quyết xử lý các vụ vi phạm pháp luật không có vùng cấm và đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, trong đó có đường lối, quan điểm, phương châm về bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc quán triệt và thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong những năm qua cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác bám, nắm tình hình, nhất là tình hình cơ sở và những diễn biến phức tạp trên một số địa bàn chiến lược, trọng điểm, vùng biên giới, biển đảo kể cả không gian mạng có lúc, có nơi, có việc còn chậm, chưa thật chắc chắn, xử lý có việc còn lúng túng, chưa kịp thời, hiệu quả. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng; bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc trên không gian thực và không gian mạng, vũ trụ; tác chiến chiến lược trong một số loại hình chiến tranh mới là những vấn đề lớn, đặt ra sự cần thiết phải có phương châm chỉ đạo cụ thể, rõ ràng, sát thực hơn làm cơ sở để khái quát trong chiến lược tổng thể.

Trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng và dự trữ tiềm lực quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, cần tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ vững độc lập, tự chủ trong mở rộng hợp tác kinh tế; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tăng lượng dự trữ quốc gia; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, sẵn sàng huy động các nguồn lực cho quốc phòng. Từng bước hòa nhập công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp quốc gia. Đầu tư xây dựng có trọng điểm một số cơ sở công nghiệp quốc phòng tiên tiến, tiến tới hình thành các tập đoàn, tổ hợp công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng công nghệ cao, tự chủ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của nền văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, các khuynh hướng văn hóa trái với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Tổ chức và quản lý chặt chẽ hệ thống phương tiện thông tin, truyền thông đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh, vật chất và tinh thần, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, tinh thần tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, tính nhân văn cao cả của dân tộc, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời gian tới./.

This post was last modified on 21/02/2024 09:14

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago