Đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?

Judge Is Listening To Two Lawyers Argue Their Cases

Đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?

Hiện nay, các vụ kiện được diễn ra khá nhiều qua các phương tiện truyền thông hoặc có thể xem các vụ kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, có thể xác định được đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai hay không? Họ có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong quá trình tham gia tố tụng. Bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết cho quý bạn đọc cùng theo dõi cũng như nắm bắt được các kiến thức cơ bản để áp dụng vào thực tiễn đời sống.

1. Đương sự trong vụ án hình sự là gì?

Đương sự trong vụ án hình sự được hiểu là những đối tượng không bắt buộc phải có trong vụ án hình sự, người đương sự thì trong vụ án hình sự còn có những chủ thể khác như: bị cáo, bị hại,…

2. Đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?

Tại Điểm g Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Đương sự trong vụ án hình sự được quy định như sau

Đương sự gồm:

  • Nguyên đơn dân sự,
  • Bị đơn dân sự,
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

2.1. Nguyên đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.2. Bị đơn dân sự

Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

3. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hình sự

Các đương sự đều phải thực hiện đầy đủ 03 nghĩa vụ chính khi tham gia vụ án hình sự.

  • Thứ nhất, có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  • Thứ hai, trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại; đến quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Thứ ba, Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3.1. Quyền của nguyên đơn dân sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, nguyên đơn dân sự có các quyền sau:

“a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

3.3. Quyền của bị đơn dân sự

Tương tự nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ Luật Tố tụng dân sự trong đó có điểm khác biệt như: “Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự.”

3.4. Quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã quy định thì Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:

  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
  • Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?

Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Căn cứ vào Điểm g Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

4.2. Đương sự có quyền yêu cầu trưng cầu giám định không?

Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Và khi có yêu cầu của đương sự thì Thẩm phán sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Ngoài ra, nếu nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh vấn đề mới liên quan đến vụ việc đã được kết luận giám định trước đó thì được sự có quyền yêu cầu trưng cầu giám định bổ sung.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật ACC về việc “Đương sự trong vụ án hình sự gồm những ai?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà bạn có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ đừng ngần ngại mà hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.

Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các phương thức liên hệ dưới đây.

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn