Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên khi đối với việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp bên nhận đặt cọc không hoàn trả lại tiền đặt cọc đúng theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định pháp luật cần lưu ý khi quý khách hàng cần đòi lại tiền đặt cọc.
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên khi đối với việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp bên nhận đặt cọc không hoàn trả lại tiền đặt cọc đúng theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định pháp luật cần lưu ý khi quý khách hàng cần lấy lại tiền đặt cọc.
Bạn đang xem: Khi nào được khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc?
Những quy định về yêu cầu lấy lại tài sản đặt cọc hay còn gọi là đòi lại tiền đặt cọc chủ yếu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc được hiểu là việc bên đặt cọc giao tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc trong một thời gian theo thỏa thuận để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Theo khoản 2 của Điều này, trong một số trường hợp nhất định, bên đặt cọc có thể đòi lại tiền cọc, cụ thể như sau: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vậy nên, bên đặt cọc có quyền đòi lại tiền cọc trong hợp đồng trong 02 trường hợp sau:
Mặt khác, bên đặt cọc còn có thể yêu cầu bên nhận đặt cọc trả tiền phạt cọc nếu phát sinh lỗi từ bên nhận đặt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự hoặc, trường hợp các bên có thỏa thuận về mức phạt vi phạm quy định tại Điều 418 Bộ luật này.
Theo quy định tại khoản 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
Do vậy, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đặt cọc, bên đặt cọc có thể yêu cầu khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo quy định pháp luật tố tụng dân sự. Bên đặt cọc có thể yêu cầu bên nhận đặt cọc hoàn trả lại những gì đã nhận theo quy định về hợp đồng vô hiệu, hoặc có thể yêu cầu bên nhận đặt cọc chịu phạt cọc theo quy định pháp luật.
Việc thực hiện công chứng đối với hợp đồng chỉ bắt buộc đối với một số loại hợp đồng như Hợp đồng tặng cho bất động sản, Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Văn bản thừa kế quyền sử dụng đất.
Xem thêm : Top 12 loài hoa trồng ban công có mùi thơm cực thư giãn
Theo đó, hợp đồng đặt cọc được xem là một thỏa thuận giao dịch dân sự không thuộc các loại hợp đồng bắt buộc công chứng trên, nên hợp đồng đặt cọc không buộc phải công chứng. Tuy nhiên, vì bản chất là một hợp đồng, giao dịch dân sự nên hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp lý khi và chỉ khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 và không thuộc các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Vậy nên, hợp đồng đặt cọc không công chứng thì vẫn có giá trị pháp lý và bên đặt cọc có quyền khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc dựa theo những thỏa thuận trong hợp đồng.
Trên đây là những thông tin về đòi lại tiền đặt cọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các thủ tục liên quan đến đòi lại tiền đặt cọc hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/04/2024 16:28
5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…