Khoai lang có lượng calo và chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh đái tháo đường vẫn ăn được. Nhưng ăn khoai lang thế nào mới đúng cách để giữ đường huyết ổn định?
BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM phân tích: Insulin là hormon đặc biệt được tuyến tụy sản sinh. Giới y học ví von insulin là chìa khóa thần kỳ, giúp các tế bào hấp thụ glucose trong máu và chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Bệnh đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin cần thiết cho cơ thể hay tế bào sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể không hiệu quả. Một khi lượng glucose máu không được hấp thụ sẽ dần tích tụ trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm lên tim, thần kinh, mắt, thận,…
Do đó, người bệnh đái tháo đường phải chọn thực phẩm phù hợp để kiểm soát đường huyết, đặc biệt là tính toán số gam và lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày. Một trong những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn vào của những thực phẩm có chứa carbohydrate so với glucose. Chỉ số đường huyết được phân thành 3 mức độ: Thấp (GI: 1-55), trung bình (GI: 56-69), cao (GI: >=70). Những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) từ 70 trở lên được gọi là cao và người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn. Trong khi khoai lang có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp khoảng 50. Dù khoai lang có chỉ số GI thấp, nhưng người bệnh cũng cần phải biết cách ăn và chế biến khoai lang cho đúng.
Xem thêm : Chi phí xét nghiệm HPV giá bao nhiêu? Quy trình bằng cách nào?
Bác sĩ Thùy Dung cho biết khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng calo và hàm lượng đường đều thấp; đồng thời chứa nhiều chất xơ sẽ giúp người bệnh no lâu hơn, giúp giảm thiểu lượng thức ăn, duy trì lượng đường huyết. Dù khoai lang có nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng ăn ở mức độ vừa phải vì chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs).
Mỗi bữa, người bệnh ăn ít hơn 200g khoai lang (tương đương một nắm tay). Nếu ăn quá nhiều khoai lang chứa carbs có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn. Ngoài ra, người bệnh nên ăn khoai lang luộc, khoai lang hấp (chỉ số GI còn 44), trong khi khoai lang chiên (GI 75), khoai lang nướng (GI 82). Thậm chí, cách luộc khoai lang cũng ảnh hưởng đến lượng đường huyết khi đưa vào cơ thể. Người bệnh cần luộc khoai càng lâu càng tốt, ví dụ khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng chỉ luộc trong 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.
Việt Nam hiện có nhiều loại khoai lang, dưới đây là những loại khoai lang người bệnh tiểu đường có lựa chọn:
Ngoài giá trị về chỉ số đường huyết thấp, giảm cân thì trong 100g củ khoai tươi còn chứa 109 Calo, 24,6% tinh bột, 4,17% glucose và nhiều chất khác như protein, chất béo, canxi, magiê, vitamin A, B, C, sắt,… Do đó, khoai lang tốt cho sức khỏe nếu ăn mức độ phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ nội tiết – đái tháo đường.
Qua thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống tiết chế cho người bệnh, ví dụ trong khoai lang chứa nhiều tinh bột thì cần bổ sung các thực phẩm khác để cân đối, ăn thêm rau ranh, trái cây để cung cấp vitamin, chất xơ, không ăn khoai lang thường xuyên, nhất là người bệnh thận, đang đói, tiêu hóa kém. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm tầm soát đường huyết, hướng dẫn thêm các bài tập, sử dụng thuốc tiêm insulin,… để người bệnh có lượng đường huyết ổn định, tránh biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, suy thận.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 22:54
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?