Trong bài viết trước, ta đã được tìm hiểu về công thức tính tọa độ trung điểm của một đoạn thẳng. Vậy muốn tìm tọa độ trọng tâm của một tam giác ta phải thực hiện như thế nào? Bài viết sau VOH Giáo Dục sẽ giới thiệu cho bạn đọc công thức tính tọa độ trọng tâm tam giác và một số dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao có sử dụng công thức này. Qua đó giúp các bạn luyện tập ghi nhớ công thức và phát triển sự sáng tạo, tư duy trong học tập. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (xM ; yM), (xN ; yN) và (xP ; yP). Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Khi đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP được tính theo công thức sau đây:
Bạn đang xem: Cách tính tọa độ trọng tâm tam giác & bài tập vận dụng
.
∗ Chứng minh công thức tính tọa độ trọng tâm tam giác:
Theo giả thiết, ta có G là trọng tâm của tam giác MNP. Khi đó, với một điểm O tùy ý ta được:
(theo tính chất trọng tâm của tam giác).
Lấy điểm O chính là gốc tọa độ O(0 ; 0). Từ đó, ta được:
Ta suy ra
Do đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP là .
Ví dụ 1. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (5 ; 1), (- 2 ; 3) và (3 ; 2). Em hãy tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác MNP.
Lời giải
Giả sử trọng tâm G của tam giác MNP có tọa độ là (xG ; yG).
Khi đó, sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
Suy ra xG = 2; yG = 2.
Do đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP là G(2 ; 2).
Ví dụ 2. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (7 ; 5), (- 1 ; 6) và (3 ; 1). Em hãy tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác MNP.
Lời giải
Giả sử trọng tâm G của tam giác MNP có tọa độ là (xG ; yG).
Khi đó, sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
Suy ra xG = 3; yG = 4.
Xem thêm : Gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng? Mỗi lần đẻ bao nhiêu trứng
Do đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP là G(3 ; 4).
* Phương pháp giải:
Muốn tìm tọa độ các đỉnh và trọng tâm của tam giác, ta sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học ở mục 1 nêu trên.
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (10 ; – 5), (3 ; 1) và (2 ; 4). Em hãy tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác MNP.
ĐÁP ÁN
Giả sử trọng tâm G của tam giác MNP có tọa độ là (xG ; yG).
Khi đó, sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
Suy ra xG = 5; yG = 0.
Do đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP là G(5 ; 0).
Bài 2. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP và J là trung điểm của đoạn thẳng NP. Biết điểm J có tọa độ là (4 ; – 1) và đỉnh M của tam giác MNP có tọa độ là (10 ; 5). Em hãy tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác MNP.
ĐÁP ÁN
Vì J là trung điểm của đoạn thẳng NP, nên theo công thức tính tọa độ trung điểm của đoạn thẳng đã học, ta có:
Giả sử trọng tâm G của tam giác MNP có tọa độ là (xG ; yG).
Khi đó, sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
Suy ra xG = 6; yG = 1.
Do đó, tọa độ trọng tâm G(xG ; yG) của tam giác MNP là G(6 ; 1).
Bài 3. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết trọng tâm G có tọa độ là G(- 3 ; 7) và hai đỉnh N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (- 8 ; 8), (2 ; 10). Em hãy tìm tọa độ đỉnh M của tam giác MNP.
ĐÁP ÁN
Giả sử đỉnh M của tam giác MNP có tọa độ là (xM ; yM).
Xem thêm : Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Vì G là trọng tâm của tam giác MNP, nên theo công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
hay
Suy ra xM = (- 3).3 + 6 = – 3; yM = 7.3 – 18 = 3.
Do đó, tọa độ đỉnh M(xM ; yM) của tam giác MNP là M(- 3 ; 3).
* Phương pháp giải:
Muốn tìm các giá trị của hai tham số a và b khi biết tọa độ trọng tâm của tam giác, ta sử dụng công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học ở mục 1 nêu trên.
Bài tập vận dụng:
Bài 4. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết trọng tâm G có tọa độ là G(a + 1 ; b) và các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (0 ; 2b – 3), (a ; 1) và (a + 7 ; 4). Em hãy tìm các giá trị của hai tham số a và b.
ĐÁP ÁN
Xem thêm : Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Vì G là trọng tâm của tam giác MNP, nên theo công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
hay
Do đó a = 4 và b = 2.
Bài 5. Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho tam giác MNP. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNP. Biết trọng tâm G có tọa độ là G(3a + b; a – 2b) và các đỉnh M, N, P của tam giác MNP có tọa độ lần lượt là (6a + b ; a – b), (2a + 2 ; b + 1) và (4 ; 1 – 5b). Em hãy tìm các giá trị của hai tham số a và b.
ĐÁP ÁN
Xem thêm : Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Vì G là trọng tâm của tam giác MNP, nên theo công thức tính tọa độ trọng tâm của tam giác đã học, ta có:
hay
Giải hệ phương trình trên ta được: a = 2; b = 2.
Vậy a = 2 và b = 2.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho các bạn công thức tính tọa độ trọng tâm tam giác và một số dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao có sử dụng công thức này, giúp các bạn luyện tập để ghi nhớ công thức và phát triển sự sáng tạo, tư duy trong học tập.
Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/04/2024 09:40
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024