Trả lời:
I. Căn cứ pháp lý
– Luật Giao thông đường bộ 2008
Bạn đang xem: Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
II. Nội dung tư vấn của luật sư
1. Quy định về thời gian làm việc tối đa của tài xế lái xe ô tô
Căn cứ theo Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, thời gian làm việc tối đa của người tài xế xe ô tô là 10 giờ/ngày (không được quá 10/ngày) và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Ngoài ra, người vận tải và người lái xe ô tô phải chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm : Leo cầu thang giảm được bao nhiêu calo?
2. Xử phạt vi phạm đối với hành vi lái xe quá giờ quy định:
2.1. Đối với tài xế lái xe ô tô quá thời gian làm việc/ngày:
Căn cứ tại điểm d, khoản 6 và điểm a, khoản 8, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), quy định:
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;
[…]
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Theo đó, người tài xế điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định (quá 10 giờ/ngày và lái xe liên tục quá 4 giờ) tại Khoản 1, Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xem thêm : Quan hệ huyết thống là gì? (Cập nhật 2024)
2.2. Đối với chủ phương tiện giao cho người làm công, cho người điều kiển phương tiện thực hiện hành vi điều kiển xe quá thời gian quy định:
Căn cứ điểm d, khoản 8, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
[…]
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
Như vậy, trong trường hợp trên, công ty là chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người làm công điều khiển xe quá thời hạn quy định, làm quá giờ quy định sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng vì là tổ chức.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lương làm thêm giờ mới nhất
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thời gian làm việc tối đa của người lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp